Page 11 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 11
2.2.3. Sức khỏe xã hội:
Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ phức tạp
giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè, làng xóm, trường học, cơ quan, nơi
công cộng…, thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà
nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã
hội tốt và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá
nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà
nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố xã hội có những ảnh hưởng nhất định tới
sức khỏe con người. Đó là: giai tầng xã hội, đặc quyền xã hội, chăm sóc ban
đầu, căng thẳng, việc làm và tình trạng thất nghiệp.
3. Ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường tới sức khỏe.
3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên.
3.1.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí có liên quan tới quá trình điều nhiệt của cơ thể, chủ yếu
là quá trình toả nhiệt. Sự biến động của nhiệt độ trong phạm vi nhất định, có tác
dụng tốt đối với cơ thể, nhưng chức năng điều chỉnh của cơ thể có giới hạn nhất
định, khi vượt quá giới hạn đó, cơ thể có thể xuất hiện những biến đổi bệnh lý
do sự thăng bằng nhiệt bị phá huỷ.
Nhiệt độ không khí có liên quan mật thiết tới quá trình phát sinh và phát
triển đối với một số côn trùng, vi trùng gây bệnh.
Nhiệt độ không khí nó liên quan đến một số bệnh ở người như bệnh đường
tiêu hoá do vi trùng, ký sinh trùng.
3.1.2. Độ ẩm:
Độ ẩm của không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy hoà tan trong
3
không khí biểu thị bằng sức trương hơi nước (mmHg hoặc g/m không khí).
Nhiệt độ cùng với độ ẩm không khí tạo thành cặp nhiệt ẩm cũng ảnh hưởng
tới sức khỏe. Một số cặp nhiệt ẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ:
7