Page 6 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 6
1.2. Các thành phần của môi trường.
1.2.1. Môi trường lý học:
Môi trường lý học bao gồm các yếu tố vật lý như: khí hậu, tiếng ồn, ánh
sáng, bức xạ, gánh nặng lao động… Môi trường lý học nếu vượt qua các giới
hạn tiếp xúc bình thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Môi trường lý học bao
gồm thời tiết và khí hậu (nhiệt độ cao, thấp, thay đổi thất thường, độ ẩm không
khí, gió) các loại bức xạ ion hóa và không ion.
1.2.2. Môi trường hóa học:
Các yếu tố hóa học có thể tòn tại dưới các dạng rắn, lỏng và dạng khí.
Cũng có các dạng đặc biệt như bụi, hoá chất, thuốc men, khí dung, hơi khói,
chất kích thích da, thực phẩm… Các yếu tố hóa học có thể có nguồn gốc phát
sinh từ các hoạt động sống, sinh hoạt và sản xuất của con người.
1.2.3. Môi trường sinh học:
Môi trường sinh học bao gồm: động vật, thực vật, ký sinh trùng, vi khuẩn,
virus, các yếu tố di truyền… Các yếu tố sinh học cũng rất phong phú, từ các san
phẩm động thực vật đến các loài nấm mốc, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và côn
trùng. Chúng có thể là các tác nhân gây bệnh song cũng có thể chỉ là các vật
trung gian truyền bệnh, các vi sinh vật vận chuyển mầm bệnh một cách cơ học.
Các yếu tố sinh học cũng tồn tại trong đất, nước, không khí và thực phẩm.
1.2.4. Môi trường xã hội:
Môi trường xã hội bao gồm: stress, mối quan hệ giữa con người với con
người, môi trường làm việc, trả lương, làm ca…
Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hoặc gián tiếp
trên quá trình ô nhiễm, năng lực khống chế ô nhiễm bảo vệ sức khỏe, đến các
ứng xử khác nhau của cộng đồng đối với môi trường.
Chế độ chính trị của một quốc gia cũng như sự bình ổn trong khu vực là
yếu tố tác động tới môi trường. Chiến tranh, mất công bằng xã hội, tệ nạn phân
biệt chủng tộc, bất bình đẳng giới, bất ổn về chính trị - xã hội luôn là các yếu tố
tàn phá môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2