Page 23 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 23
miệng. Loại trừ cao răng bằng cách: Lấy cao răng định kỳ từ 4 – 6 tháng một
lần.
7.1.3. Chế độ ăn:
Cần có chế độ ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, chất khoáng để giúp cơ thể
phát triển nói chung và sự hình thành răng, men răng nói riêng.
- Nên hạn chế ăn đường, ăn vặt. Trẻ em không cho ăn kẹo, bánh ngọt hoặc
ngậm kẹo tối trước khi đi ngủ.
- Bữa cơm nên có thêm rau, rưa…những loại chất xơ làm sạch răng khi nhai.
Sau bữa ăn nên ăn tráng miệng hoa quả giúp cho sạch răng miệng.
7.1.4. Tăng cường độ cứng chắc của răng:
Để tăng cường độ cứng chắc của răng ngoài việc có chế độ ăn uống đầy đủ
chất dinh dưỡng chúng ta còn dùng phương pháp sử dụng Fluor.
* Tác dụng của Fluor:
+ Tăng cường độ cứng chắc của men răng do:
Fluor + Hydroxy Apatit → Fluor Apatit.
+ Kháng khuẩn và ức chế hoạt động chuyển hoá đường của vi khuẩn giảm
sinh acide, do đó làm giảm khả năng sâu răng.
+ Tạo điều kiện cho các tổn thương sâu răng mới tái khoáng hoá và hồi
phục.
* Cách sử dụng:
+ Toàn thân: Tác dụng với cả răng hình thành và đã mọc.
- Fluor hoá nước cộng đồng: Cho Fluor vào nước máy.
- Fluor hoá nước ở trường học: Áp dụng cho những nơi chưa có hệ thống
nước máy.
- Fluor hoá muối ăn.
- Viên Fluor: Dùng cho trẻ từ 16 tuổi trở xuống ở những vùng có nồng độ
Fluor trong nước thấp.
+ Tại chỗ: Chỉ tác dụng với các răng đã mọc.
- Kem chải răng có Fluor: Là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả.
- Xúc miệng dung dịch Fluor 0.2% tuần 2 lần.
- Thuốc bôi lên răng có Fluor: Do nha sỹ làm định kỳ 6 tháng 1 lần.
7.2. Các biện pháp dự phòng đối với cộng đồng:
7.2.1. Giáo dục vệ sinh răng miệng:
Đưa việc giáo dục vệ sinh răng miệng vào trường học nhất là các trường
mẫu giáo, tiểu học. Tạo phản xạ chải răng sau khi ăn, chải răng có hiệu quả.
+ Các tuyến y tế cơ sở tích cực tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng
cho cộng đồng.
+ Nội dung giáo dục vệ sinh răng miệng đó là:
- Giáo dục phương pháp chải răng.
- Giáo dục phương pháp dùng chỉ tơ nha khoa.
23