Page 21 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 21

- Khi phá hủy qua lớp ngà, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây viêm tuỷ.
                   - Nếu tiếp tục không được điều trị dẫn tới tuỷ chết. Vi khuẩn lan tới cuống
                   răng gây viêm quanh cuống răng.
                   Vậy tiến triển của sâu răng là:
                   Từ sâu men (S1)      Sâu ngà nông (S2)     Sâu ngà sâu (S3)      Viêm tuỷ
                         Viêm quanh cuống răng.
                   6. Điều trị sâu răng:
                   Đặc điểm của lỗ sâu là không có khả năng tự tái tạo và hồi phục nên điều trị
                   sâu răng chỉ có biện pháp duy nhất là hàn, trám bít lỗ sâu.
                   Đối với sâu S 1, S 2.
                   Hàn vĩnh viễn bằng chất hàn Cement, Amalgam, Composite tuỳ theo từng
                   loại răng.
                   * Đối với lỗ sâu S 3: Gồm hai bước:
                   - Hàn theo dõi (Eugenate): Sau 3 – 6 tháng không có phản ứng gì thì hàn
                   vĩnh viễn. Nếu người bệnh đau thì tiến hành diệt tuỷ.
                   - Hàn vĩnh viễn: Bằng chất hàn Cement, Amalgam, Composite tuỳ theo từng
                   loại răng.
                   7. Dự phòng sâu răng:
                   Dự phòng sâu răng dựa vào nguyên nhân sinh bệnh.
                   7.1. Dự phòng đối với cá nhân:
                   7.1.1. Vệ sinh răng miệng:
                   * Đối với những người khoẻ mạnh và trẻ trên 2 tuổi có khả năng tự vệ sinh
                   răng miệng được thì chúng ta hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng,
                   bao gồm:
                   + Chải răng: Cần hướng dẫn phương pháp chải răng để tạo thói quen chải
                   răng.
                   - Hướng dẫn chải răng theo công thức 3 x 3 x 3: Chải răng ngày 3 lần, chải
                   đủ 3 mặt răng, chải đủ thời gian 3 phút.
                   - Hướng dẫn kỹ thuật chải răng: Khi chải phải nghiêng lông bàn chải một
                           0
                   góc 45  so với mặt răng. Chải nhẹ nhàng mặt trong và mặt ngoài động tác
                   xoay tròn tại chỗ hoặc chải dọc thân răng từ cổ răng đến mặt nhai, riêng mặt
                   nhai của răng phải chải nhẹ nhàng động tác tới lui (với mỗi mặt răng nên
                   chải lặp đi lặp lại từ 8 – 10 lần).
                   - Cách lựa chọn bàn chải:
                   Đối với trẻ em nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, thẳng để giảm khả năng
                   chấn thương lợi và tăng khả năng làm sạch vùng kẽ răng. Đầu bàn chải có
                   kích thước nhỏ để dễ làm sạch tất cả các vùng răng. Cán bàn chải nhỏ để vừa
                   tay cầm và cán bàn chải nên có độ đàn hồi để làm giảm mòn cổ răng. Nên
                   thay bàn chải khoảng 3 tháng một lần hoặc thay những bàn chải bị toè, mòn
                   tuỳ thuộc điều kiện nào tới trước.



                                                                                                       21
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26