Page 20 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 20
Chỉ ê buốt thoáng qua hoặc không khi có kích thích như: ăn nóng, lạnh,
chua, ngọt…Hết kích thích không có cảm giác gì.
*Triệu chứng thực thể:
Trên mặt răng có điểm đổi màu men răng: Trắng đục như nước vo gạo hoặc
vàng nâu hoặc đen.
Khám bằng thám trâm thấy mắc tại điểm đổi màu.
3.2. Sâu ngà nông S2:
*Triệu chứng cơ năng:
Kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt…ê buốt, khi dừng kích thích hết ê buốt
ngay.
*Triệu chứng thực thể:
Tại lỗ sâu có ngà mủn, màu vàng hoặc nâu đen, độ sâu của lỗ sâu ≤ 2mm.
Đáy cứng là lỗ sâu đã ổn định.
Đáy mềm là lỗ sâu tiến triển.
3.3. Sâu ngà sâu S3:
*Triệu chứng cơ năng:
Ê buốt khó chịu khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt…Ê buốt kéo dài
khoảng 30 giây – 1 phút sau khi đã dừng kích thích.
*Triệu chứng thực thể:
Lỗ sâu từ 2 – 4 mm.
Nạo lỗ sâu thấy ê buốt, có nhiều ngà mủn.
4. Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng cơ năng và thực thể:
4.1. Sâu men S1:
- Có ê buốt thoáng qua khi ăn nóng, lạnh, chua, ngọt…
- Khám thấy trên bề mặt men có điểm đổi màu, thăm khám bằng thám trâm
thấy mắc ở điểm đổi màu.
4.2. Sâu ngà nông S2:
- Ăn nóng lạnh, chua, ngọt thì ê buốt, khi dừng kích thích thì hết buốt.
- Khám thấy lỗ sâu ≤ 2mm.
4.3. Sâu ngà sâu S3:
- Ê buốt khi kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Sau kích thích ê buốt vẫn kéo
dài 30 giây đến 1 phút.
- Khám răng thấy lỗ sâu 2 - 4mm.
5. Tiến triển của bệnh sâu răng:
- Vi khuẩn hoạt động dưới mảng bám răng phân hủy và lên men chất đường
tạo thành Acide. Acide phá hủy men răng tạo thành điểm đổi màu men răng
( sâu men – S 1).
- Nếu không được điều trị đúng và kịp thời thì Acide tiếp tục phá hủy đến
lớp ngà răng tạo thành lỗ sâu ( sâu ngà nông – S 2.). Lỗ sâu ngày càng sâu và
rộng (sâu ngà sâu – S 3).
20