Page 19 - Giáo trình Răng hàm mặt
P. 19
- Chất lượng men và ngà răng phụ thuộc vào tuổi, cung cấp Fluor, chế độ
dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng…Ở mỗi người độ cứng chắc của men và
ngà răng có thể khác nhau do đó cùng một môi trường, sinh hoạt ăn uống
như nhau nhưng có người sâu răng nhiều có người sâu răng ít và có người
không sâu răng.
- Hình thể bất thường: Hố, rãnh sâu, diện tích tiếp xúc mặt bên rộng và
phẳng, có sự khiếm khuyết trong quá trình hình thành mầm răng.
- Các răng mọc lệch lạc,chen trúc khó vệ sinh dẫn đến gây tích tụ mảng bám
răng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
2.2.2. Vi khuẩn:
- Vi khuẩn gây sâu răng chủ yếu là: Streptococcus Mutans.
- Bình thường vi khuẩn khu trú trong miệng nhưng chỉ gây sâu răng khi ăn
nhiều thức ăn có chất ngọt và ăn nhiều lần trong ngày mà không chải răng.
- Streptococcus Mutans không có trong miệng trẻ cho đến khi mọc răng sữa.
2.2.3. Chất nền:
Bao gồm nhiều yếu tố khác bên ngoài hai yếu tố chính trên liên quan đến sự
hình thành sâu răng như:
- Vệ sinh răng miệng: Đúng phương pháp, sử dụng Fluorid hợp lý sẽ hạn chế
sâu răng.
- Ph vùng trao đổi quanh răng: Ph môi trường miệng càng thấp (toan) thì khả
năng sâu răng càng cao và ngược lại, nếu pH thấp 4 – 4.5 sẽ gây tổn thương
bề mặt men răng và gây sâu răng. Bình thường độ pH của nước bọt từ 5.8 –
7.1.
- Nước bọt: Có tác dụng rửa sạch khoang miệng thường xuyên và làm sạch
răng. Trong nước bọt có chứa Lysosym có khả năng diệt khuẩn và ức chế sự
chuyển hóa của phần lớn vi khuẩn, lưu lượng nước bọt càng nhiều thì khả
năng làm sạch càng tốt, làm giảm lượng vi khuẩn bám trên răng do đó ít bị
sâu răng.
Nước bọt còn có khả năng trung hòa các chất có tính Acide trong miệng nhờ
hàm lượng muối Cacbonate, ngoài ra trong nước bọt có chứa kháng thể đặc
biệt là Globulin A có tác dụng diệt khuẩn hạn chế sâu răng.
2.3. Cơ chế gây sâu răng:
Vi Sâu
Đường khuẩn Acide răng
3. Triệu chứng lâm sàng:
3.1. Sâu men S1:
*Triệu chứng cơ năng:
19