Page 16 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 16
Thành phần nước trong gân và dây chằng giảm ở người cao tuổi lam cho gân
trở lên cứng hơn, phản xạ chậm...nên người già dễ bị té ngã
- Xương
Hàm lượng chất khoáng trong xương đạt đỉnh cao nhất ở tuổi 25, sau đó bắt đầu
giảm dần.
Người cao tuổi có hiện tượng loãng xương do mất một số lượng lớn tổ chức
xương, làm độ đặc của xương giảm, xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy.Dặc biệt ở
phụ nữ mãn kinh do hiện tượng giảm estrogen làm giảm hấp thụ calci, giảm hoạt
tính tế bào tạo xương
Loãng xương có thể gây gãy xương và chậm liền xương sau gãy ở người cao
tuổi, có thể dẫn đến tử vong trong các trường hợp gãy cổ xương đùi, gãy đốt
sống…
- Khớp
Thành phần cấu tạo của một khớp bao gồm sụn khớp, đĩa đậm ( là cột sống),
xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Các tế bào sụn với số lượng ít có nhiệm vụ tổng hợp các sợi collagen và chất
cơ bản.
Các tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo.
Các sợi collagen và chất cơ bản có đặc tính hút và giữ nước rất mạnh, có tác dụng
điều chỉnh sự đàn hồi và chịu lực của đĩa đệm và sụn khớp.
Ở người cao tuổi, tế bào sụn giảm khả năng tổng hợp collagen và chất cơ
bản; qua đó làm giảm tính đàn hồi, giảm khả năng chịu lực của đĩa đệm và sụn
khớp, gây lên tình trạng thoái hóa khớp.
4.7. Sự thay đổi của hệ tiêu hóa
- Gan: Cùng với hiên tượng teo nhu mô là hiện tượng thoái hóa mỡ ở gan.
Chức năng gan giảm dần, đặc biệt là chuyển hóa protein, giải độc, tái tạo tế bào
gan.
10