Page 15 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 15
- Tuần hoàn ngoại biên : xuất hiện hiện tượng vữa xơ động mạch hoặc thoái hóa
do loạn dưỡng; giảm số lượng mao mạch còn chức năng ( tính trên một đơn vị diện
tích ), tính thẩm thấu của mao mạch giảm.
Tất cả những biến đổi trên của hệ tim mạch dẫn tới những bệnh sau:
+ Bệnh mạch vành: thường là nhồi máu cơ tim.
+ Tăng huyết áp
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Suy tĩnh mạch
4.5. Sự thay đổi của hệ hô hấp
- Phổi có xu hướng phát triển các mô xơ, phổi kém đàn hồi, giảm dung tích
phổi.
Đồng thời ở người cao tuổi, việc thoái hóa khớp, mất tính chất đàn hồi sụn
sườn làm khả năng di động của các khớp sụn sườn; sự thu teo các sợi cơ, đặc biệt
là các cơ gian sườn và cơ hoành ( những cơ tham gia trực tiếp vào động tác thở), sự
tăng sinh tổ chức xơ và ngưng đọng mỡ giữa các sợi cơ… do đó làm giảm dung
tich khí thở, giảm gây ra hiện tượng giảm lực ho. Giảm phản xạ bảo vệ thanh quản.
- Ở giai đoạn lão hóa có hiện tượng teo lớp màng nhày, giảm bài tiết IgA ở
mũi và đường hô hấp. Từ đó làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn hô hấp.
- Do những thay đổi của hệ hô hấp cùng với sự tác động của các yếu tố môi
trường xung quanh nên người cao tuổi thường găp hội chứng rối loan thông khí tắc
ngẽn (COPD) bao gồm: khí phế thũng, viêm phế quản mãn tính. Hen phế quản,
tâm phế mạn và các bệnh phối hợp hô hấp khác.
4.6. Sự thay đổi của hệ cơ – xương – khớp
- Cơ
Khối cơ nạc của cơ thể giảm dần theo tuổi
Số lượng và kích thước của các sợi tơ cơ giảm, trương lục cơ và cơ lực
giảm.
9