Page 9 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 9

Môi  trường  (Enviroment):  đây  là  yếu  tố  nền  tảng  trong  học  thuyết  của

                     Nightingale. Môi trường bên ngoài và bên trong đồng thời tác động đến con người.

                     Mùi hôi được xem như là 1 dấu hiệu của yếu tố có hại. Theo học thuyết có thể chữa

                     lành bệnh nếu như điều kiện vệ sinh và môi trường được cải thiện. Môi trường cần
                     đảm bảo những yếu tố chính sau:

                          Không khí trong lành: đây là yếu tố giúp người bệnh phục hồi.

                          Ánh sáng thích hợp: ánh sáng thực sự ảnh hưởng đến cơ thể con người.

                          Sự ấm áp của buồng bệnh: cần giữ cho buồng bệnh luôn ấm áp

                          Sự  sạch sẽ nơi  giường bệnh  và buồng bệnh: môi trường  bẩn là nguồn lây

                            nhiễm bệnh

                          Sự yên tĩnh của buồng bệnh và bệnh viện: tránh tiếng ồn vì nó có thể gây hại
                            đến sức khoẻ người bệnh.


                          Dinh dưỡng cho người bệnh đầy đủ
                            Quan niệm của Nightingale về vai trò của người điều dưỡng trong việc sử

                     dụng môi trường bệnh viện tác động vào sự hồi phục của người bệnh đã trở thành tư

                     tưởng  chủ  đạo  trong  chương  trình  đào  tạo  và  là  nhiệm  vụ  cơ  bản  của  nghề  điều

                     dưỡng dưới thời của bà. Nightingale cho rằng người điều dưỡng không cần phải biết

                     toàn bộ quá trình bệnh tật và chính đó là sự phân biệt ban đầu giữa y học và điều
                     dưỡng.

                            Ngày nay mặc dù môi trường bệnh viện đã được cải thiện nhưng nguy cơ

                     nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn đang là thách thức đối với hệ thống các bệnh viện trên

                     toàn thế giới. Người điều dưỡng ngày nay có phạm vi thực hành rộng hơn so với

                     quan niệm của Nightingale song nhiệm vụ tạo dựng một môi trường an toàn tiện
                     nghi cho người bệnh vẫn là một trong những nội dung quan trọng của người điều

                     dưỡng.

                     3.2. Học thuyết Virginia Henderson (năm 1960)

                            Nguyên tắc thực hành điều dưỡng của Virginia Henderson liên quan tới các

                     nhu cầu cơ bản của con người. Những nhu cầu dưới đây được gọi là 14 nhu cầu của
                     Henderson giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực hành điều dưỡng:

                            1. Hô hấp bình thường

                            2. Ăn uống, dinh dưỡng thoả đáng

                            3. Bài tiết theo nhu cầu
                                                                4
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14