Page 11 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 11
6. Phát hiện và điều chỉnh những phản ứng sinh lý của cơ thể đối với bệnh.
7. Hỗ trợ duy trì cơ chế điều tiết.
8. Phòng ngừa tai nạn, chấn thương và nhiễm khuẩn.
9. Duy trì vệ sinh và sự thoải mái.
10. Duy trì vận động hàng ngày.
11. Hỗ trợ duy trì chức năng cảm giác.
12. Phát hiện và hỗ trợ những thay đổi về cảm xúc, tâm lý liên quan tới
bệnh.
13. Phát hiện và chấp nhận thay đổi về tâm sinh lý liên quan tới bệnh.
14. Hỗ trợ duy trì giao tiếp bằng lời và không lời có hiệu quả.
15. Hỗ trợ mối quan hệ giữa người với người.
16. Hỗ trợ những tiến bộ hướng tới mục tiêu tinh thần của mỗi người.
17. Tạo ra một môi trường chăm sóc và điều trị thân thiện.
18. Hỗ trợ nhận thức của mỗi cá thể đối với các nhu cầu về thể chất, tình
cảm và nhu cầu phát triển.
19. Chấp nhận những hạn chế về thể chất và tình cảm của người bệnh.
20. Sử dụng nguồn lực của cộng đồng để giải quyết bệnh tật.
21. Hiểu được vai trò của các yếu tố xã hội cũng như các yếu tố tác động tới
nguyên nhân của bệnh.
3.4. Học thuyết Dorothy Orem về tự chăm sóc (selfcare) năm 1971
Dorothy Orem 1971 phát triển thực hành điều dưỡng trọng tâm vào vấn đề tự
chăm sóc của người bệnh (selfcare). Dorothy Orem cho rằng người điều dưỡng chỉ
hỗ trợ người bệnh khi họ không thể tự đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tâm lý, xã
hội và phát triển cho chính họ.
Bà đã đưa ra 3 mức độ chăm sóc điều dưỡng như sau:
- Chăm sóc hoàn toàn: áp dụng đối với những người bệnh không có khả năng
tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động của mình.
- Chăm sóc một phần: áp dụng cho những người bệnh cần hỗ trợ một phần đề
đáp ứng các nhu cầu hàng ngày.
- Chăm sóc hỗ trợ sự phát triển: hướng dẫn, tư vấn, giáo dục sức khỏe áp
dụng cho những người cần học kiến thức để tự chăm sóc.
6