Page 9 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 9
- Trong giai đoạn trước phóng noãn: do có sự tăng dần của Estrogen nên người
phụ nữ thấy âm đạo ẩm ướt tăng dần cho đến ngày phóng noãn. Khi khám âm đạo
bằng mỏ vịt, chúng ta thấy dịch âm đạo tăng, dịch trong và gần đến ngày phóng noãn,
dịch cổ tử cung nhiều trong (còn gọi là dấu hiệu con ngươi).
- Ngay sau phóng noãn, dịch này khô lại. Âm đạo khô, cổ tử cung đóng. Người
phụ nữ cảm thấy ngực căng và có người cảm thấy nóng hơn, hơi chút tăng cân do giữ
nước. Đây chính là vai trò của Progesteron.
- Khi gần ngày hành kinh, người phụ nữ lại thấy dịch âm đạo xuất hiện, các dấu
hiệu trên giảm dần và khi hành kinh thì hết.
Ứng dụng:
- Tránh thai: Chúng ta có thể xác định được ngày phóng noãn trên lâm sàng.
Trên nguyên lý noãn chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ nên ứng dụng để tránh thai. Phương
pháp này còn gọi là phương pháp tránh thai tính theo vòng kinh hay phương pháp
Ogino- Knaus (xem kĩ hơn tại bài các biện pháp tránh thai)
- Theo dõi dịch âm đạo để phát hiện ngày phóng noãn, ứng dụng chăm sóc cho
những phụ nữ hiếm muộn
- Ứng dụng giải thích một số hiện tượng tiền kinh ở phụ nữ
2. Rối loạn kinh nguyệt và ra máu âm đạo bất thường
2.1. Định nghĩa những bất thường chu kỳ kinh nguyệt
- Kinh thưa (Olygomenorrhea): Kinh nguyệt không thường xuyên, không đều.
Chu kỳ kinh thường trên 35 ngày.
- Kinh mau (Polymenorrhea): Chu kỳ kinh thường là 21 ngày hoặc ngắn hơn.
- Rong kinh (Menorrhagia): Ra máu có chu kỳ, lượng kinh nhiều (> 80ml) và
kéo dài trên 7 ngày.
- Rong huyết (Metrorrhagia): Ra máu thất thường không theo chu kỳ.
- Kinh ít (Hypomenorhea): Số ngày có kinh ngắn, lượng kinh ít.
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh (Intermenstrual bleeding): Chảy máu (thường
lượng không nhiều) xảy ra giữa chu kỳ kinh bình thường.
- Thống kinh là hiện tượng đau bụng khi có kinh nguyệt, thống kinh nặng có thể
kèm theo nôn và tiêu chảy.
2.2. Nguyên nhân ra máu âm đạo bất thường
8