Page 8 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 8
y tế so với đặc thù công việc của người dân, mức độ thuận tiện trong sử dụng
dịch vụ y tế của người dân (yêu cầu về giấy tờ, thủ tục, sự hỗ trợ hay hướng dẫn
rõ ràng…), những rào cản hay thuận lợi liên quan khác như sự khác biệt hay
tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa… giữa người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và người sử dụng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ y tế: mức độ phát triển/thành thục về mặt chuyên môn,
kĩ thuật, công nghệ… và các điều kiện hay phương tiện đảm bảo chất lượng của
các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh/phục hồi chức năng, phòng chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
2.4. Yếu tố hành vi - lối sống:
Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra
bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh, thời gian nhất định. Hành vi
hàm chứa các yếu tố về nhận thức, thái độ/niệm tin, giá trị xã hội cụ thể của mỗi
con người. Các yếu tố này gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau, từ đó định hình
nên hành vi của con người.
Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Hành vi sức khỏe được chia thành 3 nhóm sau:
hành vi có lợi, hành vi có hại và hành vi trung gian.
Hành vi có lợi cho sức khỏe là những hành vi đóng góp tích cực vào việc
bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ví dụ: tập thể
dục thường xuyên, chế độ ăn hợp lý, khám sức khỏe định kì, vệ sinh cá nhân, vệ
sinh nhà ở, vệ sinh môi trường, tuân thủ tốt luật giao thông, tham gia các hoạt
động phòng chống dịch bệnh…
Hành vi có hại cho sức khỏe là những hành vi mà nếu được thực hiện sẽ
mang lại những tác động tiêu cực tới sức khỏe của chính người thực hiện hành vi
và/hoặc sức khỏe của những người xung quanh hay cộng đồng của họ. Ví dụ: sử
dụng ma túy, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, quan hệ tình dục không an toàn,
8