Page 6 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 6
- Thể chế, chính sách
- An ninh - chính trị: bất ổn chính trị, chiến tranh, xung đột…
- …
Sức khỏe chịu tác động lớn từ môi trường xã hội. Sức khỏe cũng nằm
trong hệ thống giá trị văn hóa – xã hội. Một số yếu tố thuộc văn hóa – xã hội có
liên quan mật thiết tới sức khỏe như: phong tục tập quán; văn hóa ăn uống - ẩm
thực; văn hóa thời trang –ăn mặc; văn hóa trong hôn nhân và tình dục…
Phong tục tập quán là văn hóa đặc trưng của từng vùng, từng nhóm dân
tộc/sắc tộc. Nhân dân ta từ xưa đã có nhiều phong tục tập quán tốt cho sức khỏe
như: phụ nữ có thai và những người đau yếu không bị đòi hỏi phải đến dự đám
ma của những người thân/quen, tục “lên lão” nhằm tôn vinh sức khỏe của những
người lớn tuổi, tục lệ mừng tuổi (lì xì) cho trẻ nhỏ và người già nhằm thể hiện sự
ưu tiên chăm sóc đối với những người dễ có nguy cơ về sức khỏe… Tuy vậy, có
một số phong tục tập quán lạc hậu không có lợi cho sức khỏe cũng cần được xóa
bỏ như: tục mai táng lộ thiên hay chôn cất người thân ở gần nơi ở của một số dân
tộc thiểu số, nạn tảo hôn, việc kiêm khem quá mức của phụ nữ sau sinh, cúng bái
ma chay khi đau ốm…
Trong văn hóa ăn uống - ẩm thực, hiện tồn tại một số thực hành bất lợi
cho sức khỏe. Sự bất cân đối và hợp lý trong chế độ dinh dưỡng dẫn đến tình
trạng thiếu dinh dưỡng/thiếu vi chất ở nhóm dân số thu nhập thấp, đặc biệt người
dân nghèo sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa. Ngược lại, nhóm thu nhập cao
đặc biệt ở các thành phố lớn thì đang đối mặt với tình trạng thừa cân/béo phì.
Ngoài ra, một số món ăn truyền thống cũng gây nguy cơ mất vệ sinh an toàn
thực phẩm như: gỏi cá, tiết canh hay các món sống hoặc không được nấu chín kĩ
khác. Một số tập quán ăn uống không lành mạnh như tục chuốc rượu bia ở các
bữa tiệc hay các bữa cơm đãi khách hay việc coi bữa tối là bữa ăn chính… cũng
đều gây hại cho sức khỏe.
6