Page 12 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 12

(Chú thích: Alcohol use: sử dụng rượu bia; Unsafe sex: tình dục không an toàn;

                     High blood pressure: cao huyết áp; Obesity: béo phì; Smoking: hút thuốc lá;

                     High blood sugar: đường huyết cao; Diet low in fruits: chế độ ăn ít trái cây;

                     Drug use: sử dụng ma túy; Outdoor air pollution: ô nhiễm môi trường ngoài

                     nhà; Diet low in vegetables: chế độ ăn ít rau; Household air pollution: ô nhiễm

                     môi trường nhà ở; Unsafe water source: Sử dụng nước không an toàn (không

                     đảm bảo vệ sinh); Secondhand smoke: hút thuốc lá thụ động; Poor sanitation: vệ

                     sinh thấp kém; Iron deficiency: thiếu sắt; No access to hand washing facility:

                     không rửa tay; Low physical activity: ít hoạt động thể chất; Low bone mineral

                     density: loãng xương).

                     3.  Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

                     3.1. Khái niệm chăm sóc sức khỏe cộng đồng

                            Sức khỏe cộng đồng là một lĩnh vực nghiên cứu chính trong các ngành

                     khoa học y tế và lâm sàng, tập trung vào việc duy trì, bảo vệ và cải thiện tình


                     trạng sức khỏe của các nhóm dân cư và cộng đồng.
                            WHO xác định sức khỏe cộng đồng là tài nguyên môi trường, xã hội và


                     kinh tế để duy trì tình cảm và thể chất tốt đẹp giữa con người với con người theo
                     những cách thức nhằm thúc đẩy nguyện vọng của họ và đáp ứng nhu cầu trong


                     môi trường độc đáo của họ.
                            Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng có xu hướng tập trung vào


                     một  cộng  đồng  địa  lý  được  xác  định.  Các  can  thiệp  y  tế  xảy  ra  trong  cộng

                     đồng nhằm giảm các yếu tố nguy cơ và khuyến khích thực hiện bảo vệ sức khỏe.

                            Sự tham gia của người dân là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng

                     đảm bảo sự thành công của các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự

                     tham gia này rất đa dạng, bao gồm: nhận thức của các cá nhân trong cộng đồng

                     về trách nhiệm của họ trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng; sự tham gia

                     của  các thành  viên trong  cộng  đồng  trong  việc  ra  quyết định  (những  điều  họ

                     mong muốn giải quyết, giải pháp phù hợp và hiệu quả) để giải quyết các vấn đề
                                                                 12
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17