Page 68 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 68
Chấp nhận được: không có những trở ngại quá khó khăn, có thể vượt qua
về mặt chủ quan (người tham gia thực hiện), cũng như khách quan (người sử
dụng, cộng đồng...).
Có hiệu lực, hiệu quả cao: giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Đảm bảo chi phí – hiệu quả giữa đầu vào trong các hoạt động/dịch vụ và kết quả
đạt được (tình trạng sức khỏe được cải thiện…).
Thích hợp: một số giải pháp được coi là thích hợp, khi các biện pháp về
chuyên môn, kỹ thuật cũng như về tổ chức có thể áp dụng phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh ở những nơi mà các hoạt động đã được triển khai. Phù hợp về kiến
thức, thói quen, sở thích của người dân và điều kiện của địa phương (địa lý, khí
hậu, tính sẵn có, cơ sở hạ tầng…).
Bền vững (có khả năng duy trì lâu dài): nên lựa chọn những giải pháp mà
cộng đồng/địa phương có khả năng tiếp tục duy trì/triển khai sau khi không còn
sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài để đảm bảo rằng các hoạt động chăm sóc sức
khỏe cộng đồng vẫn sẽ được người dân địa phương tiếp tục triển khai ngay cả
khi không có sự hỗ trợ cả về tài chính và /hoặc kĩ thuật từ bên ngoài.
* Xác định hoạt động
Hoạt động là những công việc cụ thể cần được thực hiện. Hoạt động
thường được xác định trên cơ sở các giải pháp đã được lựa chọn nhằm đạt được
các mục tiêu đề ra. Mỗi giải pháp thường có nhiều hoạt động.
Ví dụ: Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh trên địa bàn,với
giải pháp "tiêm vaccin uốn ván cho thai phụ" có thể gồm các hoạt động sau:
- Lập và thường xuyên cập nhật danh sách các thai phụ trên địa bàn.
- Dự trù đủ vaccin uốn ván và bố trí cán bộ tiêm.
- Theo dõi việc tiêm vắc-xin của các thai phụ trên địa bàn.
- Mời/vận động các thai phụ tiêm vaccin uốn ván.
- Tổ chức các điểm tiêm vaccin uốn ván cho thai phụ.
- …
68