Page 85 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 85
Bảng 3: Hướng dẫn nuôi dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc
mẹ bị nhiễm HIV
Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ
tiêu chảy kéo dài nếu bà mẹ nhiễm HIV
• Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ: cho bú lâu hơn, • Không nuôi con bằng sữa mẹ, nếu việc
nhiều hơn, cả ngày lẫn đêm. nuôi dưỡng bằng thức ăn thay thế được
• Nếu trẻ đang được ăn sữa khác: chấp nhận
+ Thay sữa đó bằng cách cho bú mẹ tăng • Nếu việc dừng bú mẹ gặp khó khăn, tham
lên vấn cách nuôi dưỡng trẻ hợp lý nhất, chú ý:
Hoặc: thay thế bằng sữa đậu nành, sữa + Khuyên cho bú mẹ hoàn toàn trong
chua hoặc: thay thế một nửa lượng sữa vòng mấy tháng đầu tiên
bằng thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu chất dinh + Không nuôi hỗn hợp: bú mẹ và ăn nhân
dưỡng tạo
• Nếu trẻ được ăn các thức ăn khác, theo
bảng “Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ”
6. Công thức pha chế một số loại thức ăn cho trẻ
- Bột loãng 5 %: một bát 200ml gồm có:
+ Bột gạo: 10 g (2 thìa cà phê) + Bột rau: 2 thìa cà phê
+ Bột thịt: 2 thìa cà phê + Dầu ăn: 1 - 2 thìa cà phê
+ Nước lã: 1 bát con (200ml)
- Bột sệt 7,5 %: Chỉ cần thay đổi lượng bột gạo là 3 thìa cà phê.
- Bột đặc 10 %: Chỉ cần thay đổi lượng bột gạo là 4 thìa cà phê.
Ghi chú:
Có thể thay 2 thìa cà phê bột thịt bằng 1 lòng đỏ trứng hoặc 1 thìa bột tôm
(cua, cá) hoặc 2 thìa cà phê bột đậu, lạc, vừng.
Các loại mầm ngũ cốc (giá đỗ) khi cho vào bột đã nấu chín có thể làm bột
đặc trở nên mềm và trẻ dễ ăn hơn, mầm ngũ cốc cũng giúp cơ thể hấp thu sắt dễ
hơn.
Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa rất nhiều axit béo cần thiết
cho não bộ, vì vậy không nên tập cho trẻ ăn quá lâu bột ngọt, nhất là những trẻ
không được bú sữa mẹ.
7. Hướng dẫn chế độ nuôi dưỡng: Để hướng dẫn bà mẹ và người chăm sóc cách
nuôi dưỡng trẻ cần thực hiện các bước sau.
7.1. Chào hỏi bà mẹ
85