Page 80 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 80
- Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi: phải cho trẻ ăn bổ sung
- Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi: một số trẻ khi đã tròn 4 tháng tuổi có thể được ăn bổ sung
nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau:
+ Trẻ còn đói sau mỗi bữa bú mẹ
+ Hoặc trẻ tăng cân chậm hơn bình thường.
3. Thức ăn bổ sung
3.1 Bốn nhóm thức ăn bổ sung chính: Bốn nhóm thức ăn bổ sung chính cho trẻ
được biểu thị trong ô vuông thức ăn mà sữa mẹ là trung tâm. Nếu một trẻ không
được bú mẹ thì ô vuông trung tâm sẽ là các loại sữa phù hợp với từng lứa tuổi của
trẻ. Việc duy trì cho trẻ uống sữa là cần thiết cả khi trẻ đã cai sữa mẹ.
- Thức ăn chủ yếu (thức ăn cung cấp chất bột): là nguồn thức ăn cung cấp nhiệt
lượng trong khẩu phần ăn. Nhóm này chủ yếu cung cấp tinh bột, ít protein và nghèo
vi chất dinh dưỡng vì thế nếu chỉ cho trẻ ăn thức ăn tinh bột sẽ không đảm bảo đủ
dinh dưỡng cho trẻ. Thức ăn ở nhóm này là gạo, mì, ngô, khoai.
- Thức ăn giàu đạm: là nguồn thức ăn xây dựng cơ thể, tham gia vận chuyển các
chất dinh dưỡng, kích thích ăn ngon miệng, điều hòa các chuyển hóa và bảo vệ cơ
thể. Nhóm này gồm các thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
+ Đạm có nguồn gốc động vật: trứng sữa, thịt, cá, cua, tôm, nhộng.
+ Đạm có nguồn gốc thực vật: các loại đậu, đỗ
- Thức ăn giàu năng lượng: cung cấp chất béo, cung cấp bổ sung năng lượng cho
trẻ giúp trẻ dễ dàng hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K…. và
làm thức ăn mềm hơn dễ tiêu hóa hơn. Thức ăn nhóm này gồm có dầu thực vật, bơ,
mỡ động vật trong đó dầu thực vật dễ hấp thu hơn.
- Thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng: nhóm này gồm các loại rau xanh và
quả chín.
Bảng 1: Ô vuông thức ăn
80