Page 155 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 155
+ Hút đờm rãi: Hút đờm rãi cho trẻ khi có biểu hiện tăng tiết đờm rãi bằng máy hút
với áp lực 50mmHg.
+ Thực hiện y lệnh thở oxy nếu có chỉ định. Liều lượng oxy khi thở qua sonde mũi
0,5 lít/phút, qua hood, qua mask 5 lít/phút. Đảm bảo SpO2 đạt >95%.
Chú ý bóp bóng cho trẻ sơ sinh:
+ Đặt mặt nạ khít vào mặt trẻ sao cho mặt nạ che kín cằm, miệng và mũi trẻ.
+ Chỉ dùng 2 ngón tay bóp bóng nếu dùng cỡ bóng trẻ lớn, người lớn hoặc cả 1 bàn
tay nếu dùng cỡ bóng của trẻ sơ sinh.
- Theo dõi:
+ Nếu trẻ có biểu hiện ngừng thở, thở chậm < 20 lần/ phút tiến hành hô hấp nhân
tạo: đặt nội khí quản, bóp bóng, thở CPAP, thở máy.
+ Ghi chép hồ sơ bệnh án về tình trạng khó thở của trẻ: nhịp thở, rút lõm lồng
ngực, thở rên, cơn ngừng thở 3 giờ/lần cho đến khi trẻ không cần thở oxy nữa.
Theo dõi thêm 24 giờ sau khi dừng thở oxy.
+ Theo dõi và đánh giá đáp ứng của trẻ với oxy: đo độ bão hoà oxy qua da, dấu
hiệu tím trung tâm, nhịp thở, thở rên, rút lõm lồng ngực. Nếu thấy nhịp thở trở về
mức bình thường, không thở rên, không có rút lõm lồng ngực nặng có thể bỏ oxy
theo dõi trong 15 phút/lần: nếu xuất hiện tím trung tâm cho thở oxy ngay, nếu trẻ
vẫn hồng tiếp tục theo dõi 15phút/lần trong 1 giờ.
+ Tránh tai biến tới mắt và não của trẻ do thở oxy kéo dài: Trong quá trình cho trẻ
đẻ non thở oxy có thể xảy ra tình trạng ngộ độc oxy gây tổn thương mắt (bong
võng mạc), não (mất ý thức, mất phương hướng, co giật), phổi (xẹp phế nang) của
trẻ, hậu quả lâu dài trẻ sống được nhưng mù lòa do bệnh lí võng mạc, suy hô hấp
mạn tính do xơ phổi. Muốn phòng tránh tình trạng ngộ độc oxy cho trẻ sơ sinh cần
giảm dần nồng độ oxy trong khí thở từ 100% trong 30 phút đầu xuống còn 21%
(thở khí trời) sau vài ngày.
155