Page 153 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 153
2. Bú kém liên quan đến khó thở/trẻ không đủ sức bú/dạ dày nhỏ.
3. Hạ đường liên quan đến bú kém, dự trữ năng lượng ít.
4. Hạ thân nhiệt do lớp mỡ dưới da mỏng và hệ thống điều hòa nhiệt chưa phát
triển
5. Chảy máu liên quan đến hệ thống đông máu chưa hoàn thiện.
6. Nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
7. Nguy cơ xuất hiện các biến chứng liên quan đến hậu quả của các can thiệp trong
quá trình chăm sóc.
8. Gia đình lo lắng liên quan đến tình trạng bệnh của trẻ nặng.
5.3. Lập kế hoạch chăm sóc
5.3.1 Các biện pháp xử trí trong phòng đẻ
5.3.1.1 Trước khi trẻ lọt lòng
- Ở tuyến y tế cơ sở: nếu có thể được nên tư vấn chuyển tuyến trên (nơi có khả
năng hồi sức sơ sinh) càng sớm càng tốt, chỉ thực hiện đỡ đẻ các trường hợp sinh
non tại y tế cơ sở khi không thể chuyển tuyến được.
- Ở các tuyến có khả năng hồi sức sơ sinh: sẵn sàng phương tiện cấp cứu và nhóm
nhân viên hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ khi sản phụ có nguy cơ đẻ non chuyển dạ.
5.3.1.2 Khi trẻ lọt lòng
- Đảm bảo trẻ ít bị chấn thương nhất trong đẻ.
- Lau sạch chất tiết ở miệng mũi trẻ.
- Cặp dây rốn muộn khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi thai sổ trừ trường
hợp trẻ đẻ ngạt cần phải hồi sức tích cực ngay.
- Đánh giá chỉ số Apgar phút thứ nhất, thứ 5.
- Ủ ấm trẻ, nếu có thể đặt ngay trẻ vào lồng ấp.
- Đánh giá ngay tình trạng trẻ, xử trí cấp cứu nếu có dấu hiệu nguy hiểm.
- Tiêm vitamin K1 liều 1mg ngay sau đẻ, nếu trẻ <1500g tiêm 0,5mg.
- Thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa sơ sinh về tình trạng trẻ.
153