Page 160 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 160
Trước khi bơm sữa qua ống thông phải hút dịch dạ dày kiểm tra, nếu lượng
sữa còn lại quá 10% lượng sữa của bữa trước phải giảm bớt lượng sữa của bữa ăn
lần này.
Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: nôn, chướng bụng, có cơn ngừng thở,
dịch dạ dày đục bẩn, ứ đọng nhiều >20% lượng sữa của bữa ăn trước hoặc dịch có
màu hồng thì xử trí như sau:
. Cho trẻ nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
. Đánh giá lại sau 12 giờ.
Theo dõi cân nặng của trẻ để đảm bảo trẻ được bú đủ bằng cách cân trẻ 2
lần/tuần vào đúng 2 ngày cố định. Trẻ được nuôi dưỡng tốt khi tăng cân đạt
15g/kg/ngày đều đặn trong 3 lần đánh giá liên tiếp, sau đó có thể cân trẻ 1 lần/1tuần
trong suốt quá trình trẻ nằm viện.
5.3.2.4 Chống nhiễm trùng
- Tất cả nhân viên y tế và những người tham gia chăm sóc, vào thăm trẻ sơ sinh cần
tuân thủ tuyệt đối qui trình rửa tay trước khi thăm khám và bế trẻ. Đây là việc đơn
giản nhưng rất có ý nghĩa trong phòng chống nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.
- Dụng cụ cá nhân: tã, áo, khăn, bát, cốc, thìa... đảm bảo vô khuẩn.
- Phòng nằm, giường nằm, lồng ấp: vô khuẩn.
- Người đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lây không được chăm sóc trẻ.
- Chăm sóc nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Vệ sinh rốn hàng ngày.
- Vệ sinh da: 6 giờ sau khi sinh hoặc sau khi thân nhiệt của trẻ đã ổn định dùng
khăn mềm nhúng nước ấm lau sạch các vết máu, dịch dính trên da trẻ sau đó dùng
khăn khô lau khô người cho trẻ. Những ngày sau lau trẻ bằng khăn ấm, thay tã và
áo. Từ tuần thứ hai tắm cho trẻ 1 lần/ngày. Lau sạch hậu môn và mông trẻ bằng
khăn mềm nhúng nước ấm và thấm khô mỗi khi thay tã.
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng: giống như trẻ đủ tháng.
5.3.2.5 Phòng xuất huyết não
160