Page 154 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 154
- Chuẩn bị chuyển và chuyển trẻ sơ sinh non tháng đến khoa sơ sinh một cách an
toàn.
5.3.2 Chăm sóc tại khoa sơ sinh
5.3.2.1 Chống suy hô hấp: là khâu cấp bách nhất vì tế bào trẻ sơ sinh rất nhạy cảm
với tình trạng thiếu oxy nhất là tế bào não. So với người lớn trẻ sơ sinh xuất hiện
triệu chứng tím tái muộn hơn. Các biện pháp can thiệp tuỳ thuộc vào mức độ khó
thở của trẻ:
- Nếu thấy trẻ ngừng thở kích thích ngay bằng cách xoa vào lưng trẻ trong vòng 10
giây. Nếu trẻ vẫn không thở lại được, thở ngáp hoặc nhịp thở dưới 20lần/phút xử trí
tiến hành ngay hồi sức sơ sinh như sau:
+ Đặt trẻ tư thế nằm ngửa kê gối dưới vai đầu ghiêng một bên.
+ Đảm bảo đường thở của trẻ thông thoáng, hút sạch đờm dãi ở miệng và mũi trẻ.
+ Đặt ống thông dạ dày hút sạch khí và dịch tiết trong dạ dày.
+ Dùng bóng và mặt nạ để hồi sức ngay, cho thở oxy với nồng độ cao (chú ý bóp
bóng theo nhịp tự thở của trẻ) trong 1 phút và ngừng lại nhanh chóng kiểm tra xem
trẻ đã tự thở chưa, nếu trẻ khóc được ngừng bóp bóng quan sát trẻ trong 5 phút sau
khi trẻ ngừng khóc:
. Nếu trẻ hồng hào, nhịp thở từ 30 đến 60 lần/phút thở tốt ngừng bóp bóng.
. Nếu thấy cơn ngừng thở dài nên cho trẻ thở máy khi có điều kiện, xử trí
theo mức độ khó thở.
. Nếu trẻ vẫn thở ngáp nhịp thở dưới 20 lần/phút tiếp tục hồi sức trong 30
phút vẫn không có kết quả mới được ngừng hô hấp, động viên an ủi gia đình trẻ.
+ Theo dõi sát đáp ứng của trẻ để biết trẻ đã có nhịp tự thở.
+ Đảm bảo hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng của trẻ như: lạnh, sốt, đói, co
giật...
- Trẻ có khó thở thực hiện can thiệp
+ Tư thế: đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu ngửa ra sau, hơi nghiêng sang một
bên.
154