Page 98 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 98
- Khi người bệnh có biểu hiện bí tiểu, cầu bàng quang căng cần đặt sonde
niệu đạo cho người bệnh, mục đích để giải phóng nước tiểu, giúp giải tỏa bàng
quang, giảm bớt triệu chứng đau tức, khó chịu.
+ Thực hiện quy trình đặt và theo dõi sonde niệu - đạo bang quang đảm bảo
vô khuẩn, nhẹ nhàng, đúng quy trình.
+ Chú ý cho nước tiểu chảy ra từ từ, tránh gây chảy máu ở niêm mạc bàng
quang do nước tiểu thoát ra quá nhanh
+ Nhận định tình trạng thoải mái dễ chịu của người bệnh và duy trì đảm
bảo nước tiểu lưu thông.
+ Rút sonde tiểu càng sớm càng tốt khi có chỉ định.
- Trong trường hợp người bệnh bí tiểu hoàn toàn, cầu bàng quang căng to,
niệu đạo hẹp hoặc u quá to không đặt được sonde niệu đạo bàng quang, cần báo
bác sỹ để tiến hành chọc dẫn lưu bàng quang qua da hoặc dẫn lưu bàng quang
trên xương mu.
3.1.4.4. Chăm sóc phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn tiết niệu ở những bệnh nhân đặt ống sonde tiểu thường khó
kiểm soát vì không biểu hiện nhiều các triệu chứng lâm sàng. Vì vậy việc phòng
ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu đóng vai trò rất quan trọng
- Hướng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân, nhất là bộ phận sinh dục
- Hướng dẫn người bệnh uống đủ nước, không nhịn tiểu khi buồn đi tiểu
- Đối với người bệnh bí tiểu do u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có chỉ
định đặt sonde niệu đạo – bàng quang cần đảm bảo quy trình vô khuẩn trong quá
trình đặt và chăm sóc sonde dẫn lưu.
+ Quy trình đặt sonde dẫn lưu đảm bảo vô khuẩn: Các dụng cụ thực hiện
phải được đảm bảo vô khuẩn. Ống sonde tiểu đặt ở vị trí thấp. Khóa hệ thống
ống thông tiểu khi di chuyển người bệnh để phòng tránh trào ngược nước tiểu
trở lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Chăm sóc người bệnh đúng cách sau khi đặt ống sonde tiểu: Bảo đảm hệ
thống dẫn lưu nước tiểu luôn kín. Duy trì sự lưu thông của dòng nước tiểu. Thực
hiện y lệnh thay thế ống sonde tiểu đúng thời gian
97