Page 103 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 103
3.2.4.3. Chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết phẫu thuật
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết phẫu thuật sau mở bóc u phì đại tuyến
tiền liệt có thể do dò nước tiểu sau phẫu thuật, thể trạng người bệnh già yếu, sức
đề kháng kém hoặc do các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch.
- Đối với phẫu thuật mở: có nguy cơ nhiễm khuẩn vết phẫu thuật.
- Thực hiện thay băng vết phẫu thuật hàng ngày, đảm báo đúng quy trình
vô khuẩn.
- Theo dõi phòng biến chứng rò nước tiểu qua vết phẫu thuật
- Nếu vết phẫu thuật nhiễm khuẩn (thường xuất hiện ở ngày thứ 3-4 sau
phẫu thuật) thì cần cắt chỉ sớm, tách vết mổ cho dịch mủ thoát ra dễ dàng, có thể
cắt chỉ cách quãng hay cắt toàn bộ
- Đối với vết phẫu thuật không nhiễm khuẩn cắt chỉ vào ngày thứ 7, đối với
người già và trẻ em thì cắt chỉ muộn hơn (thường vào ngày thứ 9-10)
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh
- Đối với phẫu thuật cắt u nội soi qua đường niệu đạo: bệnh nhân không có
vết phẫu thuật, vì vậy cần chăm sóc chân sonde dẫn lưu niệu đạo, đảm bảo vô
trùng, tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
3.2.4.4. Chăm sóc phòng nhiễm khuẩn ngược dòng
- Người bệnh sau phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có nguy cơ
cao nhiễm khuẩn ngược dòng. Nguyên nhân thường do người bệnh có ứ đọng
nước tiểu lâu ngày từ trước phẫu thuật. Người bệnh thường cao tuổi với nhiều
bệnh lý mãn tính. Người bệnh phải đặt sonde tiểu từ 3-5 ngày sau phẫu thuật. Vì
vậy người điều dưỡng cần theo dõi, đánh giá và phòng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết
niệu cho người bệnh.
- Theo dõi nguy cơ nhiễm khuẩn: theo dõi và đánh giá màu sắc, tính chất,
số lượng nước tiểu, nhiệt độ cơ thể.
- Cần tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi đặt sonde niệu đạo – bàng quang
cũng như quá trình chảy rửa bàng quang sau phẫu thuật.
102