Page 238 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 238
Rất khác nhau trong từng trường hợp, tuỳ theo chất gây ngộ độc mà có các
bệnh cảnh khác nhau, song nhìn chung các chất độc có thể ảnh hưởng đến tất cả
các cơ quan sống của cơ thể, gây rối loạn cấp các chức năng sống dẫn đến tử
vong nhanh chóng:
- Hệ thần kinh:
+ Rối loạn ý thức các mức độ từ lơ mơ, ngủ gà, lẫn lộn... đến hôn mê sâu.
+ Co giật, thường là co giật toàn thân, là tình trạng tối cấp cứu cần được xử trí
thuốc chống co giật ngay lập tức.
- Hệ tuần hoàn
+ Loạn nhịp: ngoại tâm thu, nhịp nhanh (>90l/ph) hoặc nhịp chậm (<60l/ph),
hoặc loạn nhịp...
+ Huyết áp tăng hoặc giảm. Ví dụ tụt huyết áp thường gặp trong các trường hợp
ngộ độc thuốc chẹn canxi, chẹn bêta, theophylline..
Có thể gặp giãn mạch toàn thân dẫn đến truỵ mạch.
+ Suy tim, viêm cơ tim nhiễm độc.
- Hệ hô hấp:
+ Khó thở, suy hô hấp: tím thở nhanh nông hoặc nhanh sâu, chậm hoặc ngừng
thở...
+ Độc chất có thể gây phù phổi cấp, suy hô hấp cấp tiến triển.
- Hệ tiêu hoá: ngộ độc cấp có thể gây đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, viêm gan cấp,
viêm ruột hoại tử cấp
- Hệ tiết niệu: đái ít, vô niệu, có thể suy thận cấp.
- Hạ thân nhiệt thường gặp trong các trường hợp ngộ độc thuốc phiện, rượu
ethylique, morphine.... Tăng thân nhiệt thường gặp trong các trường hợp ngộ
độc Amphetamine, thuốc gây co giật, Salicylate...
237