Page 231 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 231
- Các bệnh về thận
+ Viêm cầu thận cấp, đặc biệt là ở trẻ em, do tăng HA gây suy tim trái và do trẻ
đái ít hoặc vô niệu làm tăng cung lượng tim phải và tăng gánh nặng mao mạch
phổi dẫn đến phù phổi cấp.
+ Viêm cầu thận mạn, suy thân mạn (sỏi thận, do viêm thận bể thận, lao thận,
thận đa nang...) dẫn đến tăng huyết áp.
- Nguyên nhân khác: thông tim; chọc tháo dịch màng phổi quá nhanh, quá
nhiều; truyền dịch quá nhiều, quá nhanh...
2. Triệu chứng
2.1. Cơn phù phổi cấp điển hình trong tim mạch (phù phổi cấp huyết động)
Cơn khó thở xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, thường xuất hiện về đêm
hoặc sau khi gắng sức, người bệnh đột nhiên xuất hiện các triệu chứng sau:
- Khó thở dữ dội, đột ngột, nhịp thở nhanh nông tần số > 30 lần/phút
- Người bệnh tím, vã mồ hôi, vật vã, hốt hoảng không nằm được phải ngồi thở,
đầu chi lạnh
- Lúc đầu ho khan sau ho khạc ra bọt trắng (bọt cua) sau là bọt hồng, mồm
miệng cũng trào ra bọt hồng.
- Nghe phổi lúc đầu có ran ngáy ran ẩm (nghe rõ ở thì hít vào) ở hai đáy phổi
sau đó lan lên đỉnh phổi như nước thuỷ triều dâng.
- Nhịp tim nhanh, nhỏ, huyết áp thường tăng, khi suy hô hấp quá nặng huyết áp
tụt.
- Thăm dò huyết động thấy áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, áp lực động mạch
phổi và áp lực mao mạch phổi bít tăng, cung lượng tim giảm trong PPC huyết
động.
- SpO2 giảm thấp
- Xquang phổi: Hai phổi mờ hình cánh bướm.
- Điện tim, siêu âm tim có thể thấy tổn thương tim như nhồi máu tim, bệnh van
tim...
230