Page 227 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 227
- Khai thác tiền sử tìm các dấu hiệu định hướng nguyên nhân:
+ Tiền sử bệnh tim mạch như bệnh van tim, suy tim, nhồi máu cơ tim...
+ Tiền sử bệnh hô hấp: hen phế quản, COPD...
+ Khác: ngộ độc, thuốc, chấn thương...
- Tham khảo HSBA
+ Tham khảo nghe phổi: ran rít, ran ẩm, tam chứng tràn khí màng phổi...
+ Khí máu động mạch
+ Xét nghiệm men tim, ECG, siêu âm tim, X quang phổi...
5.2. Vấn đề chăm sóc/ chẩn đoán điều dưỡng
- Khó thở
- Rối loạn tuần hoàn liên quan đến tình trạng suy hô hấp cấp
5.3. Xử trí điều dưỡng khi cấp cứu người bệnh suy hô hấp cấp
5.3.1. Khai thông đường thở và hỗ trợ hô hấp
* Kết quả mong đợi:
- Ý thức người bệnh được cải thiện.
- Nhịp thở 16 - 20 l/p, ổn định.
- SpO2 > 90%,
- Khí máu động mạch dần trở về chỉ số bình thường.
* Can thiệp điều dưỡng
- Tư thế người bệnh
- Đặt BN ở tư thế thuận lợi cho việc hồi sức và lưu thông đường thở:
+ Nằm nghiêng an toàn cho BN hôn mê chưa được can thiệp.
+ Nằm ngửa cồ ưỡn để khai thông đường thở.
+ Nằm đầu cao cho BN phù phổi, phù não và phần lớn các BN SHH (nếu không
có tụt huyết áp kèm theo), thõng chân nếu phù phổi cấp.
- Khai thông đường thở:
+ Nếu người bệnh có dấu hiệu tụt lưỡi: nằm nghiêng, đặt Canule Grudel hoặc
Mayo để đè lưỡi.
+ Móc, hút đờm dãi nếu người bệnh có nhiều đờm dãi.
+ Làm thủ thuật Hemlich để đẩy dị vật ra ngoài nếu có dị vật đường thở.
226