Page 232 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 232
2.2. Cơn phù phổi cấp không điển hình (thường do truyền dịch quá nhanh):
Xuất hiện cơn khó thở ngày càng tăng dần nếu không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến
cơn phù phổi cấp điển hình.
3. Hướng xử trí cấp cứu
- Tư thế người bệnh: tư thế ngồi, thõng hai chân nếu được. Tư thế đúng có thể
giúp cho sự giảm dòng máu trở về tim của máu tĩnh mạch, ngăn cản ứ máu phổi.
- Khai thông đường thở:
+ Đặt canule miệng nếu người bệnh tụt lưỡi.
+ Hút đờm dãi họng miệng, mũi, dịch khí quản nếu người bệnh có nhiều đờm
dãi.
+ Phụ giúp bác sỹ đặt nội khí quản, mở khí quản nếu cần.
- Hỗ trợ hô hấp:
+ Bóp bóng ambu nếu suy hô hấp
+ Liệu pháp oxy:
Thở oxy mặt nạ, lưu lượng 6-10 lít/phút.
Nếu tình trạng thiếu oxy không cải thiện: cho người bệnh thở máy không xâm
lấn với phương thức áp lực dương liên tục.
Đặt ống NKQ/ mở KQ, thông khí nhân tạo xâm nhập nếu tình trạng không cải
thiện (bệnh nhân suy hô hấp nặng, có rối loạn ý thức).
- Hỗ trợ tuần hoàn: đặt đường truyền, kiểm soát huyết áp.
- Điều trị bằng thuốc :
+ Morphin: tiêm tĩnh mạch chậm, thường được chỉ định cho người bệnh phù
phổi cấp có vật vã khích thích nhiều, đặc biệt là PPC do nhồi máu cơ tim.
Morphin có thể gây ức chế hô hấp nên sử dụng thận trọng cho NB suy hô hấp
nặng chưa có thông khí nhân tạo, NB mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc
tụt huyết áp.
+ Lợi tiểu.
+ Thuốc nhóm nitrat: truyền tĩnh mạch hay đặt dưới lưỡi ở những người bệnh có
HA tâm thu >100mmHg
+ Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim nếu cần.
231