Page 204 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 204

CHƯƠNG 4: XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ CẤP CỨU THÔNG

                                                         THƯỜNG

                                      BÀI 1. XỬ TRÍ NGƯỜI BỆNH PHẢN VỆ

                                               Thời gian: 01 giờ (lý thuyết)

                  MỤC TIÊU BÀI HỌC

                  - Kiến thức

                  1. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, chẩn đoán, phân loại mức độ phản vệ

                  (CĐR 2).

                  2. Trình bày được phát hiện, hướng xử trí và dự phòng phản vệ  (CĐR 2).

                  - Kỹ năng:

                  3. Xác định được các xử trí điều dưỡng phù hợp đối với  người bệnh phản vệ

                  trong bài tập tình huống (CĐR 3).


                  - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
                  4. Thể hiện được tính tích cực, khả năng hợp tác hiệu quả với các thành viên


                  trong nhóm học tập. Sử dụng tốt công nghệ thông tin để giải quyết bài tập.
                  (CĐR 6,9).


                  NỘI DUNG

                  1. Đại cương

                  1.1. Khái niệm

                         Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây,

                  vài phút đến vài giở sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh

                  lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

                         Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do giãn toàn bộ hệ thống

                  mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng vài phút.

                         Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho

                  cơ thể

                  1.2.  Nguyên nhân

                         Thuốc: Thuốc kháng sinh, đặc biệt là penicilline và các kháng sinh cùng

                  nhóm.

                         Thuốc trong gây mê, gây tê



                                                                                                        203
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209