Page 205 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 205
Thuốc cản quang, Vitamin C...
Máu và các chế phẩm máu, vaccine, kháng huyết thanh
Côn trùng: nọc ong, nhện, bọ cạp...
Thức ăn: trứng, cá biển, cua tôm, sữa, đậu phộng, đậu nành...
2. Chẩn đoán và phân loại
2.1. Chẩn đoán phản vệ
2.1.1. Triệu chứng gợi ý: nghĩ đến phản vệ nếu sau khi tiếp xúc với dị nguyên
xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a) Mày đay, phù mạch nhanh
b) Khó thở, tức ngực, thở rít
c) Đau bụng hoặc nôn
d) Tụt huyết áp hoặc ngất
e) Rối loạn ý thức
2.1.2. Các bệnh cảnh lâm sàng:
a) Bệnh cảnh lâm sàng 1: các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ
sau khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch,
ngứa...) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:
+ Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít)
+ Tụt huyết áp hay các hậu quả cua tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu
tiện không tự chủ
b) Bệnh cảnh lâm sàng 2: ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài
giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên
+ Biểu hiện ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa)
+ Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít)
+ Tụt huyết áp hay các hậu quả cua tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu
tiện không tự chủ.
+ Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau bụng...).
c) Bệnh cảnh lâm sàng 3: tụt huyết áp xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau
khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên
204