Page 206 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 206

+ Trẻ em: giảm ít nhất 30 huyết áp tâm thu hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi

                  (huyết áp tâm thu <70 mmHg).

                  + Người lớn: huyết áp tâm thu < 90.mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm

                  thu nền.

                  2.2. Phân loại mức độ phản vệ

                  - Nhẹ (độ 1): chỉ có ở da, tổ chức dưới da và niêm mạc như  mày đay, ngứa, phù

                  mạch

                  - Nặng (độ II): từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

                  + Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh

                  + Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi

                  + Đau bụng, nôn, ỉa chảy

                  + HA  chưa tụt, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp

                  - Nguy kịch (độ III): biểu hiện ử nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như:

                  + Đường thở: rít thanh quản, phù thanh quản

                  + Thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhip thở

                  + Rối loạn ý thức như vật vã, hôn mê, co giật;  rối loạn cơ tròn


                  + Tuần hoàn: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, sốc
                  - Ngừng tuần hoàn (độ IV): biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.


                  3. Hướng xử trí phản vệ
                  3.1. Nguyên tắc chung


                  - Tất cả các trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp
                  thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.


                  - Bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban

                  đầu cấp cứu phản vệ.

                  - Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản

                  vệ, phải tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

                  3.2. Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc

                  nguy kịch

                  - Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy

                  tình trạng bệnh.



                                                                                                        205
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211