Page 190 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 190
+ Tìm nguyên nhân thiếu máu: Huyết đồ, tuỷ đồ, điện di huyết sắc tố, hình thái
hồng cầu, tìm giun móc trong phân, sắt huyết thanh…
+ Xác định hậu quả thiếu máu: Làm điện tim, chụp XQ tim phổi, điện tâm đồ...
- Một người bị thiếu máu trong thời gian dài, cơ thể sẽ dần thích nghi có thể
không có triệu chứng lâm sàng hoặc biểu hiện rất nhẹ, ngay khi lượng Hb giảm
thấp. Khó thở khi gắng sức xảy ra khi Hb < 75g/l, yếu mệt chỉ khi Hb < 6g%,
khó thở cả lúc nghỉ khi Hb < 3g% và suy tim rõ rệt chỉ khi Hb = 2 – 2,5g%. Để
đánh giá chính xác mức độ mất máu phải làm xét nghiệm CTM
4.2. Thiếu máu cấp tính:
Thường do: Ho máu, nôn máu, chấn thương nặng, băng huyết… làm cho khối
lượng tuần hoàn giảm, giảm cấp ôxy tới các mô, nguy hiểm nhất là thiếu ôxy
não (nếu mất số lượng máu trên 1.5 lít sẽ gây truỵ mạch).
- Da xanh niêm mạc nhợt, đánh trống ngực.
- Người bệnh hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh, huyết áp giảm hoặc tụt, buồn bã
tay chân do thiếu máu não.
- Khó thở, vô niệu, rối loạn ý thức, hôn mê.
- Thiếu máu nặng nếu không kịp cấp cứu người bệnh có thể tử vong do thiếu
ôxy não, suy tim cấp.
- Xét nghiệm chủ yếu là xét nghiệm đánh giá mức độ mất máu và tìm nguyên
nhân chảy máu
5. Điều trị
- Nếu thiếu máu nặng cấp tính truyền máu hoặc các chế phẩm của máu. Trong
khi chờ đợi máu phải truyền nước muối sinh lý hoặc Ringer lactat và tìm nguyên
nhân, vị trí chảy máu để điều trị.
- Thiếu máu nhẹ: Cho thuốc bổ sung các vi chất cần thiết cho quá trình tạo máu:
viên đạm, sắt, acid folic, B12 ... và tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh.
- Điều trị nguyên nhân:
+ Nếu do giun móc thì tẩy giun móc.
+ Nếu do suy tuỷ: Điều trị suy tuỷ.
+ Nếu do suy dinh dưỡng: Tăng cường dinh dưỡng…
189