Page 114 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 114
+ Trong trường hợp chấn thương nhẹ, có chỉ định điều trị bảo tồn. Người
bệnh cần bất động để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng chảy máu tiếp tục sau
chấn thương, thời gian bất động khoảng 10 - 15 ngày tuy theo tình trạng chấn
thương.
+ Người bệnh nằm yên tại chỗ, vận động tay chân nhẹ nhàng tại giường,
tránh mọi hoạt động gắng sức.
- Đặt sonde niệu đạo – bàng quang nhẹ nhàng, đúng quy trình.
- Theo dõi nước tiểu về số lượng, màu sắc nước tiểu, theo dõi sự thay đổi
màu sắc nước tiểu.Màu sắc của nước tiểu cho biết chấn thương nhẹ đi hay nặng
lên.
+ Máu tươi là chảy máu đang tiến triển, máu sẫm màu và nhạt dần là có
khả năng cầm máu được. (Cần lưu ý rằng không có sự tương xứng giữa mức độ
đái máu và thương tổn giải phẫu bệnh của thận, ví dụ trong trường hợp có tổn
thương cuống thận (type IV), có thể không có đái máu).
+ Nếu nước tiểu của người bệnh có nhiều máu cục tắc sonde phải bơm rửa.
- Thực hiện y lệnh thuốc cầm máu cho người bệnh
- Thường xuyên theo dõi tình trạng da, niêm mạc, mạch, huyết áp để đánh
giá tình trạng mất máu.
2.1.3.3. Chăm sóc giảm đau cho người bệnh
- Hướng dẫn người bệnh nằm cố định tại giường không vận động
- Hướng dẫn nằm tư thế thích hợp để giảm đau
- Chườm lạnh nhẹ nhàng vùng chấn thương cho người bệnh
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau đúng thời gian, đúng liều lượng, giúp
người bệnh nằm yên, tránh nguy cơ chảy máu do vật vã, bứt rứt.
- Nếu người bệnh có ho nên báo với bác sĩ và thực hiện thuốc giảm ho
ngay. Trong thời gian nằm bất động cần hướng dẫn người bệnh cách thở, giữ
ấm, tránh biến chứng ứ đọng đờm nhớt hay viêm phổi.
- Luôn đánh giá tình trạng bụng có chướng không? Hướng lan của khối
máu tụ hố thắt lưng, đau vùng bụng, vùng hông lưng.
2.1.3.4. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh
113