Page 119 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 119
+ Sau phẫu thuật cần theo dõi thường xuyên mạch, huyết áp,ngày đầu tốt
nhất theo dõi qua Monitor.
+ Theo dõi sonde dẫn lưu để phát hiện sớm chảy máu.
+ Thực hiện y lệnh bồi phụ khối lượng tuần hoàn, dịch truyền có thể là máu
và các chất thay thế máu.
+ Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau đúng thời gian, tránh người bệnh kích
thích sau phẫu thuật do đau gây chảy máu.
+ Chuẩn bị phẫu thuật cấp cứu mổ lại cầm máu theo y lệnh
2.2.3.3. Chăm sóc phòng chảy máu vết phẫu thuật
- Biểu hiện máu thấm băng liên tục hoặc thấy máu đùn qua mép vết phẫu
thuật ra ngoài.
- Khi thấy vết phẫu thuật chảy máu thấm băng, việc cần làm là tháo bỏ
băng cũ và thay băng mới. Đồng thời, đè ép trên băng trong vài phút để có thể
giúp cầm chảy máu một cách đơn giản nhất.
- Tiến hành bắng ép cầm máu cho người bệnh
- Trong trường hợp quan sát thấy máu ra từ vết phẫu thuật đã khâu với
lượng nhiều hay sau khi đè ép máu vẫn tiếp tục chảy rỉ rả cần báo bác sỹ.
2.2.3.4. Chăm sóc dự phòng nhiễm khuẩn vết phẫu thuật
- Thay băng vết phẫu thuật đúng quy trình, đảm bảo vô khuẩn.
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà không tự ý tháo băng vết phẫu thuật,
không chạm vào vết phẫu thuật hoặc băng.
- Nếu vết phẫu thuật nhiễm khuẩn (thường xuất hiện ở ngày thứ 3-4 sau
phẫu thuật) thì cần cắt chỉ sớm, tách vết mổ cho dịch mủ thoát ra dễ dàng, có thể
cắt chỉ cách quãng hay cắt toàn bộ
- Đối với vết phẫu thuật không nhiễm khuẩn cắt chỉ vào ngày thứ 7, đối với
người già và trẻ em thì cắt chỉ muộn hơn (thường vào ngày thứ 9-10)
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh đúng liều, đúng thời gian
2.2.3.5. Chăm sóc các ống dẫn lưu tránh gập, tắc sonde
- Sonde dẫn lưu hố mổ thường được đặt nhằm dẫn lưu dịch rửa còn ứ đọng
trong quá trình phẫu thuật và theo dõi chảy máu từ hố thận, bàng quang.
118