Page 111 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 111

- Nhận định tri giác người bệnh: Người bệnh tỉnh táo hay vật vã, lơ mơ?

                        - Nhận định tình trạng da, niêm mạc người bệnh:Thiếu máu cấp do chấn

                  thương thận, chấn thương bàng quang chảy máu biểu hiện da, niêm mạc nhợt

                  nhạt, toát mồ hôi, khám có mạch nhanh huyết áp hạ,xét nghiệm số lượng hồng

                  cầu giảm, huyết sắc tố giảm.

                        - Nhận định người bệnh có hội chứng sốc không? (người bệnh có thể có

                  sốc mất máu trong trường hợp đứt cuống thận, hoặc tổn thương phối hợp như

                  vỡ gan… có thể sốc do đau khi có kèm theo vỡ khung chậu…)

                        + Sốc gặp trong 25-30% các trường hợp chấn thương thận.

                        + Sốc xảy ra trong chấn thương thận với các thương tổn nặng như giập nát

                  thận, đứt cuống thận (12-15%), trong các trường hợp đa chấn thương(15-20%).

                        - Nhận định dấu hiệu sinh tồn người bệnh?

                  2.1.1.2. Cơ năng và thực thể

                        - Nhận định tình trạng chấn thương

                        + Nhận định nguyên nhân chấn thương?

                        + Chấn thương vị trí nào? Có sưng, nề, bầm tím không?


                        + Có tổn thương phối hợp không? Là tổn thương gì? (có thể kèm theo chấn
                  thương  gan,  chấn  thương  tạng  rỗng,  chấn  thương  xương,  chấn  thương  sọ


                  não…)
                        - Nhận định tình trạng đau của bệnh nhân: Người bệnh vị trí đau nào? mức


                  độ đau?tính chất đau?
                        + Đa số chấn thương thận đều biểu hiện đau tức và co cứng cơ vùng thắt


                  lưng bên tổn thương. Đau tăng theo tiến triển của tổn thương thận, đau lan lên

                  góc sườn hoành, xuống hố chậu. Đau tăng lên là do khối máu tụ to nước tiểu

                  thấm ra vùng xung quanh thận thắt lưng. Đau vùng thắt lưng thường kèm theo

                  trướng bụng

                        + Chấn thương niệu đạo trước thường có biểu hiện đau chói vùng đáy chậu

                  sau khi chấn thương.

                        + Chấn thương bàng quang bệnh nhân thường đau âm ỉ, liên tục vùng hạ vị

                  sau chấn thương



                                                                                                        110
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116