Page 112 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 112
- Nhận định tình trạng tiểu tiện: Bệnh nhân có tiểu tiện được không? Màu
sắc nước tiểu? số lượng nước tiểu?
+ Người bệnh bí tiểu: thường gặp trong chấn thương đứt niệu đạo hoàn
toàn, vỡ bàng quang..
+ Đái máu sau chấn thương là biểu hiện có tổn thương đường tiết niệu
(thận, niệu quản, bàng quang..). Đái máu biểu hiện nước tiểu hồng, máu đỏ tươi
hay máu cục.
+ Các trường hợp bệnh nhân đái máu: theo dõi đái máu và toàn thân cùng
cho biết diễn biến của chấn thương thận: nếu đái máu tươi tiếp diễn diễn nặng
lên là tiếp tục chảy máu, máu sẫm nâu và vàng dần là có khả năng tự cầm máu
được.
- Nhận định tình trạng bụng của bệnh nhân: bụng bệnh nhân có trướng
không? Có di động theo nhịp thở không? Có phản ứng thành bụng không?
+ Bụng trướng và nôn là dấu hiệu thường gặp trong chấn thương thận hoặc
chấn thương niệu đạo sau, chứng tỏ có giập tụ máu hay thấm nước tiểu sau phúc
mạc. Bụng trướng còn kéo dài trong tiến triển của chấn thương thận và cũng là
triệu chứng làm nhầm lẫn khó khăn cho sự phát hiện thương tổn các tạng trong ổ
bụng.
+ Bụng trướng còn gặp trong trường hợp chấn thương bàng quang vỡ vào ổ
bụng
+ Khám có khối máu tụ hố thắt lưng: vùng thắt lưng thấy dày hơn bình
thường, căng nề và rất đau, sờ thấy co cứng vùng thắt lưng, chứng tỏ vỏ bao
thận chảy máu quanh thận. Theo dõi tiến triển khối máu tụ có ý nghĩa quan để
đánh giá tiên lượng giập vỡ nhu mô thận. Khối tụ máu càng nhanh thì bụng
trướng tăng và co cứng nửa bụng rõ.
- Bệnh nhân có nôn không? Có bí trung tiện không?
2.1.1.3. Cận lâm sàng: các kết quả cận lâm sàng có liên quan đến chăm sóc?
- Xét nghiệm công thức máu xác định mức độ mất máu
- Siêu âm hệ tiết niệu: xác định vị trí và mức độ tổn thương
111