Page 96 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 96
2.3.2. Phenol và dẫn xuất của nó
Thường sử dụng dung dịch 0,5 - 4%; không diệt được nha bào và virus nhưng
vững bền so với chất sát khuẩn khác.
Phenol có thể "ăn" da, niêm mạc và còn có thể gây độc thần kinh.
Người ta dùng chỉ số phenol để đánh giá tác dụng sát khuẩn của một hoá chất. Chỉ
số phenol là tỷ số giữa nồng độ phenol thấp nhất và nồng độ chất sát khuẩn thấp nhất
cùng có tác dụng như nhau lên một loài vi khuẩn trong một thời gian nhất định.
2.3.3. Nhóm halogen
Tác dụng sát khuẩn do phản ứng oxy hoá và halogen hoá các chất hữu cơ. Phản
ứng oxy hoá xảy ra nhanh và không quay trở lại được, còn halogen hoá thì chậm hơn và
không mạnh bằng. Những phản ứng này xảy ra với nhiều chất hữu cơ khác nhau, do đó sẽ
làm giảm hoạt tính sát khuẩn trong những dung dịch có nhiều chất bẩn hữu cơ hay các
chất oxy hoá và halogen khác, nhất là amoniac.
Halogen có phổ tác dụng rộng và thời gian tác dụng ngắn.
+ Clo: được sử dụng nhiều ở cả dạng khí nguyên chất và dạng hợp chất hữu cơ
hay vô cơ.
Clo dùng để thanh khuẩn nước ăn (nồng độ 00,1 - 0,3 mg/L), nước bể bơi (0,5
mg/L).
Cl + H O <-> HCl + HClO
2
2
2 HClO <-> 2HCl + O (HClO có hoạt tính giải phóng oxy, nhưng không giết
2
được các vi khuẩn lao và virus đường ruột).
Chlorua vôi thường được sử dụng nhất để khử trùng chất nôn. chất thải và dụng cụ
thô (pha 1/15 với nước) hoặc rắc hố xí.
Chloramin tinh khiết pha loãng 1% có khả năng khử trùng bàn tay trong 5 phút tác
dụng; để khử trùng cho dụng cụ phải ngâm 20 phút. Khử trùng đồ vải và tẩy uế, dùng
dung dịch 1,5 - 2,5% trong thời gian 2 - 12 giờ. Chloramin thô được dùng để tẩy uế như
chlorua vôi.
+ Iốt: Dung dịch iốt và dung dịch cồn iốt (gồm 7% I, 3% KI, 90% cồn) được sử
dụng nhiều để sát trùng da.
96