Page 83 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 83
bào (mầm bệnh nội tế bào), kháng thể chỉ có tác dụng ở giai đoạn VSV chưa chui vào tế
bào. Khi các VSV đã ở trong tế bào, cơ thể cần có miễn dịch tế bào mới chống lại được
chúng. Vì kháng thể không thể chui vào trong tế bào để kết hợp với các VSV.
Các mầm bệnh nội tế bào:
- Các VK: lao, hủi, Brucella, Listeria monocytogenes, Salmonella typhi, các vi
khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc
- Tất cả các virus.
- Nấm Candida albicans
Cơ chế đặc hiệu của miễn dịch tế bào trong chống nhiễm trùng: Cơ chế này do
Lympho T (Ly T) quyết định. Có hai loại Ly T tham gia vào miễn dịch tế bào.
2.2.2. Ly Tc, TCD8 (LyT độc sát tế bào, cytotoxic cell)
LyTc có khả năng tiêu diệt các tế bào đích, khi nó tiếp xúc trực tiếp các tế bào
đích. Các tế bào đích có thể là tế bào ung thư hoặc tế bào bị nhiễm virus, với sự xuất hiện
của kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào đích gắn với MHC1. Các tế bào đích phải
có cùng kháng nguyên hòa hợp tổ chức lớp 1 (MHC1) với LyTc nhưng không cần có sự
có mặt của kháng thể đặc hiệu. Tế bào đích bị tiêu diệt và các virus chứa bên trong nó.
2.2.3. Quá mẫn muộn (Delayed type hypersensitivity)
Phản ứng quá mẫn muộn để chống lại các mần bệnh nội tế bào, nhờ tác dụng của
các lymphokin do tế bào LyTCD4 sản xuất (MIF, MAF, MCF, IL2, anpha interferon...).
Tóm lại: Cơ thể có bị bệnh nhiễm trùng hay không là phụ thuộc vào sự tương quan
giữa VSV gây bệnh và sự đề kháng của cơ thể. Sự đề kháng của cơ thể gồm hai hệ thống
đặc hiệu và không đặc hiệu (tự nhiên và thu được). Hai hệ thống này bổ sung, hỗ trợ nhau
và không thể tách rời nhau. Nhưng sự đề kháng đặc hiệu đóng vai trò quyết định hơn. Sự
đề kháng của cơ thể còn phụ thuộc vào tình trạng sinh lý (chủ yếu là tuổi tác) vào điều
kiện sống và làm việc. Một số bệnh tật, nhất là những bệnh làm suy giảm miễn dịch
(bệnh của cơ quan miễn dịch và một số bệnh nhiễm trùng) đã làm tăng sự nhiễm trùng.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
83