Page 274 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 274

Vi khuẩn hình cầu hoặc hình que, rất nhỏ, có thể chui qua màng lọc vi khuẩn là

               loài Rickettsia nhỏ hơn cả. Khác với nhiều Rickettsia, R. burnetii không chịu tác dụng của

               các chất làm tan chất béo như ête, cloroform, toluen...

               3.2. Khả năng gây bệnh
                       R. burnetii tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài trên các chất thải khô và ẩm, bền

               vững với các tác dụng lý hóa học và chất khử trùng thông thường. R. burnetii phát triển

               tốt trong nuôi cấy tế bào, trong bào thai gà và gây bệnh điển hình cho chuột lang.

               Khả năng gây bệnh là bệnh sốt cấp tính kèm theo viêm phổi điển hình. Bệnh này khác với

               các Rickettsiose khác là không có ban nổi và phản ứng Weil- Felix hoàn toàn âm tính.
               Bệnh này lưu hành khắp toàn cầu nhưng phổ biến nhất là ở châu Âu.

               4. Rickettsia tsutsugamushi

                       Là tác nhân gây nên bệnh sốt mò hay còn gọi là sốt phát ban rừng rú. Năm 1919,

               Wolbach phát hiện ra mầm bệnh R. orientalis; một năm sau đó, Hayashi nghiên cứu tác

               nhân này kỹ hơn và gọi là R. tsutsugamushi, bởi vì bệnh này gặp nhiều ở triền sông Nhật
               Bản nên gọi là bệnh Kedani.

               4.1. Đặc điểm sinh học

                       Vi khuẩn có dạng song cầu khuẩn hoặc song trực khuẩn, không bắt màu Gram. Có

               sức đề kháng yếu nhất trong tất cả Rickettsia.

                       Tính kháng nguyên và miễn dịch: R. tsutsugamushi có cấu trúc kháng nguyên rất
               độc đáo, khác hẳn với các Rickettsia khác ở tính không thuần nhất của nó. Theo Bergtson

               và Topping thì sự khác nhau về huyết thanh học của các chủng R. tsutsugamushi có liên

               quan đến nguồn gốc địa lý khác nhau của chúng. Người ta thấy rằng những người bị sốt

               mò ở vùng này, khi đến một vùng khác, chẳng bao lâu là có thể bị bệnh lại. Điều đó được

               giải thích bởi sự khác loại của các chủng trong những khu vực địa lý khác nhau.
               4.2. Khả năng gây bệnh

                       Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có đặc điểm là khởi phát đột ngột, tiến triển kèm

               theo có vết ban, có dấu hiệu đau khởi đầu và sưng các hạch lympho. Thời kỳ ủ bệnh từ 7-

               18 ngày. Bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu tiền triệu như khó chịu, đau đầu, chóng

               mặt, kém ăn hoặc ăn không ngon miệng.

                                                            274
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279