Page 273 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 273
Một số Rickettsia thƣờng gặp
1. Rickettsia prowazekii
R. prowazekii là tác nhân gây sốt phát ban do rận (Typhous exanthematique),
thường gây thành dịch.
1.1. Đặc điểm sinh học
Có hình cầu, đường kính từ 0,3 - 0,6 m (Hình 79). Sức đề kháng yếu, dễ chết bởi tác
nhân lý hóa học, có thể gây thực nghiệm cho khỉ, chuột lang, chuột nhắt trắng.
1.2. Khả năng gây bệnh
Là vi khuẩn gây nên bệnh sốt phát ban, thường có 3 hội chứng chủ yếu nổi bật:
- Sốt cao từ 40 - 41C, hình cao nguyên
- Mụn chấm bắt đầu vào ngày thứ 5 của bệnh, có thể xuất hiện rất kín đáo và
thường để lại vết.
- Hội chứng sốt phát ban rất rầm rộ, có hiện tượng mê sảng, đôi khi hôn mê và rối
loạn cảm giác và tinh thần.
Bệnh xảy ra ở trẻ em thì nhẹ hơn xảy ra ở người lớn tuổi.
2. Rickettsia mooseri
Là tác nhân gây nên sốt phát ban chuột còn gọi là sốt phát ban địa phương.
2.1. Đặc điểm sinh học
- Về kích thước, so với R. prowaseki thì R. mooseri nhỏ hơn rất nhiều.
- Thường dùng chuột lang để gây bệnh thực nghiệm, chuột mắc bệnh điển hình và
bao giờ cũng có phản ứng viêm tinh hoàn, kèm theo sốt.
2.2. Khả năng gây bệnh
Bệnh sốt phát ban địa phương là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gồm các triệu chứng
sốt, đau đầu, và nổi ban. Đây là bệnh ở chuột truyền sang cho người qua môi giới trung
gian là bọ chuột Xenopsylla cheopis. Bệnh thường gặp ở Hy Lạp và Mỹ.
3. Rickettsia burnetii (Coxiella burnetii)
Đây là nguyên nhân gây nên bệnh sốt "Q"
3.1. Đặc điểm sinh học
273