Page 272 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 272
kết đặc hiệu, phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, phản ứng
miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Hoặc áp dụng thử nghiệm kết tủa với chất đồng vị
phóng xạ để chẩn đoán bệnh sốt "Q", kỹ thuật ELISA...
5. Nguyên tắc Phòng bệnh
5.1. Phòng bệnh không đặc hiệu
- Xua đuổi hoặc tiêu diệt côn trùng tiết túc như phát quang bụi rậm, dùng hóa
chất...
- Cách ly bệnh nhân khi có dịch sốt phát ban, nếu có điều kiện thì cho những
người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân hoặc những người ở vùng dịch có nguy cơ
mắc bệnh uống hóa dược dự phòng.
5.2. Phòng bệnh đặc hiệu
- Vacxin chết: dùng vacxin này thì không tạo ra được một miễn dịch hoàn toàn
đảm bảo nhưng có tác dụng chuyển bệnh sang thể nhẹ, lành tính.
- Vacxin sống giảm độc lực: loại vacxin này có tiến bộ hơn so với vacxin chết
song vẫn còn nhiều nhược điểm như còn chứa thành phần protein cảm nhiễm của tổ chức
lòng đỏ trứng gà, kỹ thuật sử dụng còn phức tạp như vấn đề chuẩn bị hàng loạt cũng như
vấn đề bảo quản vacxin.
- Vacxin sống phối hợp với kháng sinh. Cơ sở của loại vacxin này là có một
số chủng Rickettsia độc lực khi xử lý một loại kháng sinh thích hợp với liều lượng ức chế
thì chủng Rickettsia đó trở nên vô độc cho súc vật cảm nhiễm và có tác dụng gây miễn
dịch rất tốt đối với súc vật.
6. Nguyên tắc Điều trị
Ngày nay có nhiều loại kháng sinh như aureomycin, biomycin, lincomycin,
fluoroquinolon dùng để điều trị Rickettsiosis bên cạnh chloramphenicol và tetracyclin.
Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, người ta dùng rovamycin (nhóm macrolide). Kháng
sinh có tác dụng ức chế Rickettsia nên có ý nghĩa lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong, rút
ngắn thời gian sốt của nhiều bệnh Rickettsia khác nhau.
272