Page 271 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 271
Có 6, 7 loài phụ của Rickettsia có khả năng gây bệnh cho động vật có sừng (dê,
cừu...) và chó. Trong số đó hay gặp nhất là loại phụ R. ruminantium thường gây nên bệnh
tràn dịch màng tim ở động vật.
3.2. Cơ chế gây bệnh
Sau thời gian nhiễm vi khuẩn, Rickettsia đi vào máu, chui vào màng trong tế bào
của các mạch máu nhỏ, ở đó chúng nhân lên và bài tiết yếu tố tiền đông huyết tương và
các cục máu đông (thrombose) làm tổn thương mạch máu, đôi khi làm tắc mạch.
Đứng về mặt dịch tễ học: sự lây bệnh giữa người bệnh sang người lành, hoặc
tương tự, từ động vật ốm sang người lành bởi côn trùng tiết túc thông qua phân hoặc
nước bọt có chứa Rickettsia. Vi khuẩn chui qua vết thương ở da hoặc ở niêm mạc bằng
cách chui qua vết đốt của côn trùng tiết túc.
4. Chẩn đoán vi sinh
Chẩn đoán vi sinh học đối với Rickettsia cũng giống như chẩn đoán các vi sinh vật
khác, người ta dựa vào hai phương pháp chính:
- Phân lập để xác định mầm bệnh.
- Chẩn đoán huyết thanh để tìm hiệu giá kháng thể. Ngoài ra có thể xác định hiện
tượng dị ứng da.
4.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Bệnh phẩm: nếu là người bệnh thì lấy máu khi sốt hoặc chọc hạch khi có hạch
viêm. Lấy nước não tủy hay mảnh tổ chức khi mổ tử thi. Trong trường hợp điều tra dịch
tễ học, có thể lấy các phủ tạng của gậm nhấm hoặc chính bản thân ve, bọ, mò, rận...
- Nhuộm bệnh phẩm và soi kính: nhuộm đặc biệt bằng Macchiavello hoặc bằng
phương pháp mới Gimenez hoặc miễn dịch huỳnh quang.
- Nuôi cấy: Bệnh phẩm được nghiền nát cho vào nước muối sinh lý vô khuẩn, ly
tâm lấy nước trong, tiêm vào bào thai gà hoặc nuôi cấy tế bào và tiêm cho động vật thí
nghiệm.
4.2. Chẩn đoán gián tiếp
Để xác định động lực kháng thể kháng Rickettsia trong máu bệnh nhân, cần được
lấy máu hai lần. Có nhiều phương pháp huyết thanh học đặc hiệu như: phản ứng ngưng
271