Page 278 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 278
Chlamydia
1. Đặc điểm sinh học chung
1.1. Hình thể
Chlamidia là những vi khuẩn nhỏ, không di động, có dạng hình cầu, có thể nhuộm
bằng xanh methylen hoặc Macchiavello và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Trên
kính hiển vi điện tử, chúng biểu hiện một vùng hội tụ bên trong với một màng ranh giới.
Hình ảnh trên kính hiển vi điện tử giống như các hình ảnh của Rickettsia.
Vòng đời của Chlamydia qua 2 dạng:
- Dạng cơ bản (elementary bodies): là những tế bào tròn (0,3 m), nhân đậm. Thể
này xâm nhập vào các tế bào theo kiểu thực bào.
- Dạng lưới (reticulate bodies): sau khi xâm nhập vào tế bào, Chlamydia chuyển
hoá nhờ tế bào và tạo thành dạng lưới (1 m), sinh sản theo kiểu song phân rồi giải
phóng ra các dạng cơ bản rồi tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mới.
1.2. Nuôi cấy
Chlamydia không thể nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo bởi vì chúng ký sinh
bắt buộc trong tế bào sống cảm thụ. Chlamydia được nhân lên trong tế bào của súc vật thí
nghiệm như chuột nhắt trắng, trong bào thai gà... Chúng cũng có khả năng phát triển tốt
trên các tế bào nuôi, tế bào lấy từ tổ chức ra (tế bào thận khỉ); trong trứng gà ấp, chúng
phát triển ở màng niệu đệm, nhất là trong túi noãn hoàng.
1.3. Đặc điểm hóa sinh
Chlamydia bao gồm một phức hợp hóa học là glucid, lipid và protid và có mặt
đồng thời cả hai loại acid nucleic (ADN và ARN) giống như các vi khuẩn khác và cũng
có những thành phần giống như những thành phần của vách vi khuẩn. Chlamydia không
có khả năng tạo ATP bằng hiện tượng oxy hóa, vì lẽ đó chúng lệ thuộc vào hệ thống năng
lượng của tế bào túc chủ.
1.4. Khả năng đề kháng
278