Page 268 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 268
Rickettsia
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể
Rickettsia là những vi khuẩn không di động, kích thước khoảng 0,5-1,0 m, đứng
riêng rẽ hoặc thành từng đôi trong hoặc ngoài tế bào. Rickettsia không bắt màu Gram.
1.2. Nuôi cấy
Rickettsia ký sinh bắt buộc trong tế bào, vì vậy việc nuôi cấy chúng phải dựa vào
tế bào sống, cảm thụ trong các chiết xuất tế bào. Có thể nhân chúng bằng các phương
pháp sau đây:
- Tiêm vào gậm nhấm như chuột lang, chuột nhắt trắng, đặc biệt là nhân lên
trong tế bào phổi sau khi chuột hít Rickettsia qua đường khí quản. Tổn thương chủ yếu
xuất hiện ở màng trong tế bào các mao mạch.
- Gây bệnh thực nghiệm ở côn trùng, tiết túc trung gian như ve, bọ, rận (đặc
biệt là tiêm qua hậu môn vào ruột rận).
- Tiêm vào lòng đỏ của bào thai gà 7 ngày, để ở nhiệt độ 34 - 37C,
Rickettsia phát triển nhiều ở màng niệu đệm và nhất là ở túi noãn hoàng.
Trong thực nghiệm, Rickettsia được nhân lên trong tế bào bằng cách phân đôi, cắt
ngang, chúng đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành từng đám bên trong tế bào. Khi các tế
bào vỡ ra, Rickettsia được giải phóng vào môi trường gian bào và tiếp tục gây nhiễm các
tế bào khác.
1.3. Khả năng đề kháng
Rickettsia là những vi khuẩn rất yếu, bị tiêu diệt nhanh chóng bởi sức nóng, độ
ẩm, độ khô và các chất hóa học, bị bất hoạt ở nhiệt độ thường nhưng tồn tại tốt ở nhiệt độ
thấp (-25 đến -70C) bằng phương pháp đông lạnh.
1.4. Độc tố
Một số Rickettsia sinh ra một loại độc tố hòa tan trong nuôi cấy, đồng thời có tính
chất gây tan máu và hoại tử. Độc tố này rất yếu, sự gây tổn thương ở các cơ quan nhiễm
268