Page 53 - Giáo trình Huyết học
P. 53
BÀI 3: THIẾU MÁU TAN MÁU
Thời gian LT: 4 tiết
Mục tiêu học tập
- Kiến thức
1. Trình bày đƣợc khái niệm, biểu hiện chính của bệnh tan máu để giải thích
một số biểu hiện trên lâm sàng.
2. Trình bày đƣợc phân loại tan máu theo nguyên nhân và cơ chế.
3. Trình bày biểu hiện xét nghiệm của các thể tan máu.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
4. Thể hiện đƣợc tính tích cực trong học tập, tự học, tìm kiếm thông tin, tổng
hợp kiến thức nhằm phát triển năng lực cho bản thân.
1. Khái niệm chung về tan máu
Trong cơ thể bình thƣờng hồng cầu đƣợc sinh ra từ tủy xƣơng, có đời sống
trung bình 120 ngày, khi hồng cầu già, năng lƣợng cạn kiệt dần, màng hồng cầu
sẽ thay đổi nên sẽ bị giữ lại và tiêu hủy tại hệ liên võng (lách, tủy xƣơng, gan;
trong đó lách có vai trò chính). Nếu có một lý do nào đó làm quá trình này xảy
ra sớm hơn bình thƣờng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cho cơ thể, đó là hiện
tƣợng tan máu.
Hiện tƣợng tan máu sẽ làm cho các cơ quan có chức năng hủy hồng cầu
phải tăng làm việc, tăng kích thƣớc do phải chứa nhiều hồng cầu bị tiêu hủy
hơn bình thƣờng, các sản phẩm tạo ra từ thoái giáng hồng cầu tăng cao trong
máu. Ngoài ra tủy xƣơng sẽ phải tăng cƣờng hoạt động sinh máu, tất cả các
hiện tƣợng trên tạo nên bệnh cảnh thiếu máu tan máu. Tùy theo loại tan máu
mà ngoài triệu chứng chung sẽ có triệu chứng riêng đặc trƣng cho loại tan máu
đó.
2. Sơ bộ về triệu chứng lâm sàng
2.1. Thiếu máu
Bệnh nhân có các biểu hiện nhƣ hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có thể buồn
53