Page 54 - Giáo trình Huyết học
P. 54
nôn, rối loạn tiêu hóa…..Khám có thể thấy da xanh, niêm mạc nhợt, tim đập
nhanh….Các mức độ của các triệu chứng tùy theo mức độ thiếu máu.
2.2. Hội chứng tan máu
Ngoài biểu hiện thiếu máu bệnh nhân còn có những biểu hiện của cơn tan máu
là:
- Bệnh nhân có sốt rét trong cơn tan máu.
- Hoàng đảm (da và củng mạc mắt có màu vàng), trong tan máu mức độ
vàng thƣờng nhẹ, kiểu vàng rơm.
- Nƣớc tiểu và phân có màu sẫm.
- Lách to, mức độ nhiều trong tan máu bẩm sinh.
- Gan có thể to.
- Ngoài ra bệnh nhân còn có một số triệu chứng có thể giúp gợi ý tìm
nguyên nhân nhƣ: bộ mặt tan máu ở bệnh nhân tan máu bẩm sinh
(thalassemia), các cơn sốt rét có chu kỳ rõ rệt nếu ở bệnh nhân sốt rét.
- Nếu tan máu lâu ngày có thể có những biến chứng nhƣ chậm phát triển về
thể chất và tinh thần, sỏi đƣờng mật, biến dạng xƣơng, nhồi máu lách,
viêm tắc ống thận, suy thận…
3. Triệu chứng xét nghiệm
3.1. Các dấu hiệu thể hiện thiếu máu
- Huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm, số lƣợng hồng cầu giảm.
- Các chỉ số hồng cầu thay đổi tùy nguyên nhân tan máu:
+ Trong tan máu tự miễn: MCV thƣờng > 100fl, do hiện tƣợng ngƣng kết mà
đôi khi chỉ số MCH và MCHC tăng bất thƣờng quá ngƣỡng cho phép, khi đó
không đƣợc sử dụng các chỉ số này.
+ Trong thalasemia: MCV thƣờng nhỏ (<80fl), kích thƣớc hồng cầu không
đồng đều nên chỉ số RDW >14%, MCH và MCHC có thể giảm hoặc bình
thƣờng.
+ Trƣờng hợp tan máu bẩm sinh do bệnh lý màng hồng cầu thì MCV bình
thƣờng, hồng cầu bình sắc.
3.2. Các biểu hiện khác ở tiêu bản máu ngoại vi và tủy xƣơng
54