Page 103 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 103
(0,16-3,82%). Ở miền Nam bệnh gặp ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long; như
Hậu Giang tỷ lệ nhiễm 2 - 3% vì người dân thường ăn củ ấu sống.
4.3.2. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá ruột lớn
Tương tự như với sán lá gan lớn, sán lá ruột lớn cũng có những nguy cơ lây
nhiễm cho người như:
- Tập quán ăn sống rau thuỷ sinh phổ biến hầu khắp tại các vùng nhiệt đới,
trong đó có Việt Nam.
- Các loại rau thuỷ sinh được xác định bị nhiễm ấu trùng sán lá ruột lớn
như rau rút, củ ấu, ngó sen, cải soong, rau cần, bèo...
- Trung gian truyền bệnh sán lá ruột lớn gồm nhiều loài ốc, trong đó chủ
yếu ốc nhồi Pila có mặt ở nhiều nơi trên thế giới và tại Việt Nam ốc này cũng có
mặt trên toàn quốc.
- Lợn là vật chủ dự trữ mầm bệnh (reservoir) chủ yếu của sán lá ruột lớn có
tỷ lệ nhiễm rất cao (33-80%). Bệnh sán lá ruột lớn gặp chủ yếu ở lợn.
- Phân lợn được sử dụng phổ biến để bón ruộng, đặc biệt nhiều nơi còn
nuôi lợn thả rông không thể quản lý được phân.
4.4. Tác hại
Sán lá ruột lớn ký sinh trong ruột không những chiếm thức ăn của vật chủ
mà còn gây tổn thương tại ruột, có thể tạo những ổ áp xe nhỏ, những điểm xuất
huyết, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá.
Độc tố do sán tiết ra có thể gây : phù nề toàn thân, tràn dịch ngoại tâm mạc,
gan lách sưng to, có biến đổi mô. Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng
cầu giảm, huyết sắc tố giảm, bạch cầu ái toan tăng khoảng 15-30% tùy thuộc vào
số lượng sán ký sinh và mức độ biểu hiện bệnh.
4.5. Chẩn đoán
4.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Sán lá ruột lớn gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá, trường hợp nhiễm nặng có
thể gây phù nề. Tuy nhiên không thể dựa vào lâm sàng để chẩn đoán.
4.5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
100