Page 87 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 87
1.3. Dịch tễ học
1.3.1. Phân bố bệnh sán lá gan nhỏ
1.3.1.1. Trên thế giới
Bệnh sán lá gan nhỏ phân bố ở nhiều nước trên thế giới với trên 20 triệu
người mắc bệnh này.
Clonorchis sinensis phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật
Bản, Việt Nam và phía Đông nước Nga. Bệnh sán lá gan nhỏ C. sinensis được
phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, đặc biệt ở
Quảng Đông, có những vùng có tỷ lệ nhiễm rất cao, có nơi mèo nhiễm tới 80%,
chó nhiễm tới 44.2%. Tỷ lệ nhiễm trên người thay đổi từ 12-40%. Các tỉnh phía
Bắc Trung Quốc có tỷ lệ nhiễm thấp hơn.
Opisthorchis viverrini phân bố ở Đông Nam châu Á, Thái Lan, Lào,
Malaysia, Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc.
1.3.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Clonorchis sinensis ở người được Grall phát hiện và thông
báo năm 1887.
Ở Miền Bắc, tập quán ăn cá gỏi phổ biến nhất ở Nam Định, Ninh Bình,
Thanh Hóa với tỉ lệ 60-84%; Ở Miền Nam, tập quán ăn cá gỏi phổ biến ở Phú
Yên, Bình Định với tỉ lệ nhiễm 46-61.3% (Nguyễn Văn Đề và cs, 2009).
1.3.2. Một số yếu tố nguy cơ trong dịch tễ học sán lá gan nhỏ
- Tập quán ăn gỏi cá: Miền Bắc, tập quán ăn gỏi cá phổ biến nhất ở Nam
Định, Ninh Bình, Thanh Hoá..., có nơi tỷ lệ 60-84%. Miền Nam, tập quán ăn
gỏi cá phổ biến nhất ở Phú Yên, Bình Định, có địa phương tỷ lệ 46-61,3%.
- Do tập quán ăn gỏi cá nên vấn đề tái nhiễm rất quan trọng.
- Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 40-49 tuổi. Nam
giới nhiễm cao hơn nữ, có điều tra nam nhiễm cao hơn nữ 4 lần.
- Cá bị ô nhiễm bởi ấu trùng sán lá: tại các địa phương có bệnh sán lá gan
lưu hành, cá có tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá cao (44,4-92,9% tại Nam Định, 10-
29% tại Phú Yên); cá ở chợ Hà Nội cũng bị nhiễm 1-21%.
84