Page 79 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 79
Mật độ thấp quá (<1 ấu trùng/ml máu), không thuận lợi cho sự lan truyền
bệnh. Vì mật độ ấu trùng thấp, xác suất để muỗi hút máu có ấu trùng để truyền
sang người lành thấp.
Mật độ cao quá (> 10 ấu trùng/ml máu), cũng không thuận lợi cho sự lan
truyền bệnh. Vì muỗi hút máu có nhiều ấu trùng giun chỉ, có thể nặng nề, di
chuyển hạn chế nên thường chỉ truyền bệnh trong phạm vi hẹp.
3.5. bệnh học giun chỉ
3.5.1. Cơ chế bệnh sinh
Bệnh giun chỉ là bệnh của hệ bạch huyết, sinh ra do phản ứng quá mẫn của
cơ thể vật chủ trước tác động của độc tố, hoặc sản phẩm chuyển hoá của giun
chỉ.
- Do tổn thương cơ giới ở hệ bạch huyết và mạch máu.
- Do cản trở tuần hoàn bạch huyết kèm theo nhiễm trùng thứ phát.
3.5.2. Lâm sàng
Diễn biến bệnh giun chỉ có thể chia làm ba thời kỳ.
3.5.2.1. Thời kỳ ủ bệnh
Bệnh nhân không cảm thấy có triệu chứng gì, tình cờ xét nghiệm thấy có ấu
trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Thời kỳ này thường kéo dài từ 3-18 tháng,
tương ứng với giai đoạn từ khi ấu trùng vào cơ thể đến khi có thế hệ ấu trùng
xuất hiện trong máu ngoại vi. Nhiều bệnh nhân có thể có thời kỳ ủ bệnh kéo dài
5-7 năm.
Bệnh nhân có thể có các triệu chứng nổi mẩn, sốt nhẹ, mệt mỏi, bạch cầu ái
toan tăng. Các triệu chứng này có thể kéo dài nhiều năm mà không tiến triển hay
không rõ các dấu hiệu viêm hạch bạch huyết.
Ở thời kỳ ủ bệnh dễ phát hiện ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi và là
thời kỳ có khả năng truyền bệnh cao. Nếu tiến hành các phản ứng huyết thanh sẽ
thấy phản ứng dương tính rõ.
3.5.2.2. Thời kỳ phát bệnh
Bệnh nhân bị các đợt viêm hệ bạch huyết kèm theo sốt, có bệnh cảnh như
một bệnh nhiễm trùng. Nhiều tác giả cho rằng giai đoạn này thường kết hợp với
76