Page 80 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 80

vi khuẩn. Các đợt của viêm hệ bạch huyết ngày càng tăng, có thể thấy các hạch

                  vùng nách, vùng bẹn với các triệu chứng của viêm hạch cấp tính (sưng, nóng,

                  đỏ, đau), đồng thời với các mạch bạch huyết tương ứng nổi cứng.

                        Giai đoạn đầu của thời kỳ phát bệnh, bạch cầu ái toan thâm nhiễm vào các

                  cơ quan khác nhau, đặc biệt ở phổi gây nên hội chứng tăng bạch cầu ái toan thể

                  phổi nhiệt đới (viết tắt hội chứng TPE-Tropical pulmonary eosinophilia).

                        Bệnh giun chỉ do W. bancrofti hay xuất hiện triệu chứng đái ra dưỡng chấp,

                  nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, để lâu không lắng, có khi lẫn máu. Trường

                  hợp lượng dưỡng chấp trong nước tiểu nhiều, để lâu nước tiểu có thể đông lại.

                        Bệnh nhân gầy, sút cân nhanh. Các đợt phát bệnh cũng sẽ tự hết, nhưng

                  cũng xuất hiện dần triệu chứng phù voi. Triệu chứng phù voi thường xuất hiện ở

                  chi dưới, chi trên, có thể có ở bộ phận sinh dục. W. bancrofti hay gây phù voi ở

                  bộ máy sinh dục. B. malayi hay gây phù voi ở chi.

                        Thời kỳ phát bệnh này cũng có thể kéo dài nhiều năm, trong thời kỳ này


                  nếu xét nghiệm máu ngoại vi có thể thấy ấu trùng giun chỉ.
                  3. 5.2.3. Thời kỳ mạn tính


                        Trong thời kỳ này bệnh nhân không còn thấy các đợt viêm bạch mạch cấp
                  tính, nhưng các hạch bạch huyết có thể to lên thường xuyên. Quan trọng của thời


                  kỳ này là xuất hiện phù voi.
                        Các đợt phù voi liên tiếp, da dày dần, ở chân có thể thấy phù từ dưới dần


                  lên trên. Thường bệnh nhân phù một chân, hoặc một tay, ít trường hợp phù voi

                  hai chân hoặc hai tay. Bộ phận sinh dục cũng có hiện tượng phù to, không đỏ,

                  không đau như các viêm tấy. Biểu hiện lâm sàng thường gặp phù voi ở chi dưới,

                  đa số phù độ III trở xuống (phù bàn chân đến 1/2 cẳng chân).

                        Hiện tượng phù voi thường được coi là phù cứng, da bị thương tổn, dày

                  cứng. Các cơ quan bị phù voi lâu dần tổ chức liên kết tăng sinh, trở thành cứng,

                  dày, tuần hoàn đến nơi đó thiếu hụt, có thể gây những vết loét thiếu dưỡng. Điều

                  này dẫn đến những di chứng nặng nề cho bệnh nhân về thể chất cũng như tâm lý

                  như dị dạng các cơ quan bị phù voi, ảnh hưởng nhiều tới chức năng vận động,

                  hoạt động sinh lý...


                                                              77
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85