Page 81 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 81
Trong thời kỳ này, xét nghiệm máu ngoại vi rất hiếm thấy ấu trùng giun
chỉ.
3.6. Chẩn đoán
3.6.1. Lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng thường khó trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi có các
triệu chứng phù voi, đái dưỡng chấp, bệnh nhân sống trong vùng lưu hành bệnh
giun chỉ, chẩn đoán lâm sàng dễ dàng hơn. Nhưng đối với người sống ngoài
vùng lưu hành bệnh giun chỉ, chẩn đoán lâm sàng gặp khó khăn.
3.6.2 Xét nghiệm
3.6.2.1. Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ
Nguyên tắc là phải lấy máu về ban đêm (nên lấy từ 24 giờ đến 2 giờ sáng).
Làm tiêu bản giọt đặc, nhuộn giêmsa tìm ấu trùng giun chỉ là phương pháp
thông dụng nhất. Nhưng nếu mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu ít, xác suất
dương tính sẽ thấp. Đặc biệt, trong trường hợp đái ra dưỡng chấp hoặc phù voi,
tỷ lệ phát hiện ấu trùng trong máu rất thấp (3-5%). Việc lấy máu vào ban đêm
gây phiền hà cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, rất khó áp dụng trong điều tra
dịch tễ học. Hiện nay, người ta có thể dùng phương pháp kích thích ấu trùng
giun chỉ ra máu ngoại vi vào ban ngày.
Các phương pháp tập trung ấu trùng (phương pháp Knote, phương pháp
Harris) tuy phức tạp hơn phương pháp xét nghiệm máu ngoại vi ban đêm nhưng
cho kết quả phát hiện cao hơn, đặc biệt trong những trường hợp mật độ ấu trùng
giun chỉ thấp.
3.6.2.2. Xét nghiệm nước tiểu tìm ấu trùng giun chỉ
Có thể tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong nước tiểu ở trường hợp bệnh nhân
đái ra dưỡng chấp.
Lấy nước tiểu bệnh nhân hoặc dịch màng tinh, cho ly tâm lấy cặn, cố định
cặn lên tiêu bản, nhuộm giêmsa.
3.6.2.3. Các phương pháp chẩn đoán gián tiếp
Các kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học:
78